Ngay từ đầu năm học 2020 – 2021 trường mầm non Bắc Biên tập trung tuyên truyền PBGDPL đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, lao động hợp đồng về Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật biển Việt Nam, Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Thực hành, tiết kiệm chống lãng phí; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Công chứng; Luật Hộ tịch; Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật công đoàn (sửa đổi); Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá; Luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ; ….
Dưới đây là bài tuyên truyền về chấp hành an toan giao thông cho trẻ mầm non.
Hiện nay, giao thông là một thực trạng nhức nhối cho toàn thế xã hội, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Việc nâng cao ý thức người dân hoặc nâng câp hệ thống cơ sở vật chất là việc lâu dài. Nhưng việc giáo dục ý thức an toàn giao thông cho trẻ cần phải được thực hiện ngay. Bởi lứa tuổi mầm non là lứa tuổi phù hợp nhất để đặt móng cho những tri thức cơ bản có tính nền tảng và tiền đề để hình thành hành vi và ứng xử khi trưởng thành.
An toàn giao thông là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều; số người chết vì tai nạn giao thông cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, trong năm 2020, trên địa bàn cả nước xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông làm 6.700 người chết, 10.804 người bị thương
Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ, có thể cướp đi mạng sống của từng người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Vậy các em học sinh ngay từ lứa tuổi mầm non cần có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?
Trước hết, các em cần biết tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho người thân. Từ khi con người sáng tạo ra những phương tiện di chuyển cũng đồng nghĩa tai nạn giao thông bắt đầu xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau. Vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến như thế? Có nhiều lý do để giải thích, có thể là nguyên nhân khách quan hay chủ quan nhưng đáng buồn nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.
Đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân ta có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng đều do số mệnh con người quyết định mà không nhận ra rằng phần lớn tai nạn giao thông ta có thể phòng tránh được.
Thứ hai tuy có hiểu biết về luật giao thông nhưng ý thức kém, không chấp hành đúng luật mà lại: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người cho phép, phóng nhanh vượt ẩu. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến làm đau đầu các nhà quản lí. Một nguyên nhân nữa ảnh tưởng tới an toàn giao thông là do kiểm soát chưa chặt chẽ nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông,... Và dù có nguyên nhân gì đi nữa thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn phần lớn bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc xảy ra.
Vậy là mầm non tương lai của đất nước ngay bây giờ, các cô giáo hãy tuyên truyền đến các em những hiểu biết sơ đẳng về giao thông và một số luật lệ giao thông cơ bản thông qua chủ đề Giao thông
ví dụ như :
Chơi trò chơi
Tâm lý của trẻ mầm non là học mà chơi, chơi mà học. Luật lệ an toàn giao thông là một môn học khó. Để các bé hào hứng tiếp thu và ghi nhớ cần có những phương pháp đặc biệt. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất là chơi trò chơi. Trò chơi càng mới lạ, càng sinh động thì trẻ càng muốn tham gia và ghi nhớ lâu.
Trò chơi nhận biết đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng, dải phân cách, ký hiệu vạch kẻ cho người đi bộ sang đường,… nhờ sự trợ giúp đặc lực của máy chiếu, tivi sẽ thu hút các bé nhanh chóng. Các cô có thể phân lớp thành các nhóm để các bạn thi ai nhanh mắt nhanh tay hơn.
Trò chơi nhận biết hình ảnh phương tiện giao thông như xe đạp, xe ô tô, tàu hỏa, thuyền,… Với mỗi hình ảnh được hiện ra bé sẽ phải hát các bài hát tương ứng. Trò chơi này khuyến khích các bé làm việc nhóm hiệu quả.
Trò chơi nhận biết biển báo có thể sắp xếp thành trò chơi ghép hình. Các mảnh ghép xáo trộn hoặc thiếu một số mảnh ghép. Các bé nhanh tay xếp lại hoặc tìm mảnh còn thiếu. Trò chơi này luyện cho bé sự phản xạ nhanh nhạy.
Các cô có thể đưa bé ra sân trường, cho bé mặc đồng phục của các chú công an. Sau đó xếp hình các hình biển báo, tín hiệu để các bé tham gia trực tiếp vào quá trình di chuyển và thực hành. Với mô hình này các bé sẽ được trải nghiệm thực tế và ghi nhớ lâu.
Và một số cuộc thi nhà trường tổ chức như : “Tìm hiểu về giao thông đường bộ”, “An toàn giao thông học đường”; chấp hành nghiêm luật giao thông ; đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe gắn máy, xe đạp điện đặc biệt là sau khi các em đã kí cam kết thực hiện an toàn giao thông….. Không phải thực hiện theo cách đối phó hay bị ép buộc mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Và qua đó cũng tuyên truyền nội dung an toàn giao thông đến các bậc phụ huynh bởi hơn ai hết, cha mẹ là những người làm gương cho bé hàng ngày. Hằng ngày trên con đường đưa bé đến trường, cha mẹ có thể chỉ dạy con về những biển báo, tín hiệu, cách thức đi lại thế nào là an toàn. Với phương pháp trực quan sinh động này, bé sẽ hiểu, ghi nhớ và thực hành.
Hẳn bậc phụ huynh nào cũng từng được bé nhà mình nhắc “ba phải mang mũ bảo hiểm”, “mẹ phải cài dây an toàn”… Vậy nên việc làm gương cho bé rất quan trọng. Cách thức giáo dục hữu hiệu nhất chính là lời nói và hành động đi liền với nhau.
Trường sẽ treo nhiều pano, áp phích, khẩu hiệu liên quan đến an toàn giao thông trong thời gian thực hiện chủ đề. Vì vậy khi cha mẹ đưa các bé đến trường sẽ nhận biết được nội dung trọng tâm để cùng thực hiện với trẻ. Quan trọng nhất vẫn là hằng ngày, cha mẹ hãy cùng con học các bài học về giao thông để bé hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ mình và bảo vệ người khác khi tham gia giao thông.
Nhà trường mong rằng qua bài tuyên truyền này, các em sẽ thực hiện tốt luật an toàn giao thông. Có ý chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông; thực hiện tốt “Văn hoá giao thông” như khi băng qua đường phải nhìn trước nhìn sau có người lớn dắt qua, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, xe đạp điện, ngồi trên xe máy; thực hiện tốt hành vi: hiểu biết đầy đủ pháp luật về an toàn giao thông, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông đường bộ, có hành vi ứng xử văn hóa
Các bé có môi trường hoạt động tốt, ở đó bé được vui chơi, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm. Mỗi ngày bé đến trường là một niềm vui được học tập, hoàn thiện cả về thể lực, trí lực và nhân cách.