QUÁ !important; TRÌNH MỌC RĂNG SỮA VÀ THAY RĂNG VĨNH VIỄN Ở TRẺ EM
1. Thời gian trẻ bắt đầu mọc răng sữa:
&ndash !important; 6-8 tháng tuổi mọc 4 răng cửa giữa (2 răng cửa giữa dưới mọc đầu tiên, tiếp theo là răng cửa giữa trên)
– 9-12 tháng tuổi mọc 4 răng cửa bên
– 12- 15 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ nhất
– 18- 21 tháng tuổi mọc 4 răng nanh sữa
– 24- 30 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ hai
2. Thời gian trẻ mọc răng vĩnh viễn và !important; thay dần răng sữa:
Đến thời kỳ thay răng, châ !important;n răng sữa sẽ tiêu, răng sữa lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Nếu rặng không tự rụng nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa khám và nhổ.
&ndash !important; 5-7 tuổi các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa
Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ nhất sau răng hàm sữa thứ hai (lưu ý đây là răng vĩnh viễn, không thay)
– 7-8 tuổi các răng cửa bên vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa bên sữa
– 9-10 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất
– 10-11 tuổi thay các răng nanh sữa
– 11-12 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai
Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ hai sau răng hàm thứ nhất và đây cũng là răng vĩnh viễn, không thay.
3. Cá !important;c dấu hiệu sau cũng có thể thấy khi trẻ mọc răng:
&ndash !important; Sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt trên 380 C, có thể cho uống thuốc hạ sốt (theo chỉ dẫn của bác sĩ).
– Chảy nước miếng
– Nướu tại chỗ răng đang nhú lên có thể sung đỏ, trẻ thường thích cắn gì đó (ngón tay, đồ chơi). Chú ý vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và đồ chơi.
– Biếng ăn: Sự khó chịu sẽ khiến trẻ biếng ăn. Nên cho trẻ ăn nhiều lần và cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
– Có thể bị tướt (đi ngoài phân loãng hay sệt) 3-4 lần trong ngày, chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài loãng nhiều hơn nên đưa bé đến bác sĩ khám.
4. Tại sao phải chăm só !important;c hàm răng sữa?
Một số phụ huynh nghỉ là !important; răng sữa sẽ được thay nên không chú ý. Thực ra, răng sữa trong nha khoa trẻ em rất quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ (ăn nhai, phát âm) và thẩm mỹ. Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ, đều đẹp và giúp xương hàm phát triển bình thường.
Ngoà !important;i ra phụ huynh cần giúp trẻ có thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm, lưu ý những thói quen xấu trẻ mắc phải để có biện pháp khắc phục phù hợp. Rất nhiều trẻ khi mọc răng sữa đều và đẹp, nhưng khi thay răng vĩnh viên thì răng hô, thưa, khấp khểnh. Cho trẻ thăm khám răng miệng định kỳ để theo dõi quá trình mọc răng cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ.