Nhiều bố mẹ thường mắc sai lầm khi dạy con cách xem đồng hồ và đọc giờ khiến trẻ bối rối khi mới làm quen với việc này. Nếu bạn dạy con cách đọc thời gian như dạy cách làm toán hoặc học các môn khoa học, trẻ sẽ khó có thể tiếp thu được. Tốt nhất, bạn nên cho bé làm quen với những điều cơ bản như cách đếm số, cách quy đổi giờ, phút, giây trước khi kết hợp những khái niệm này lại với nhau, sau đó mới dạy trẻ cách đọc giờ trên đồng hồ.
1.Dạy trẻ cách đếm số trên đồng hồ
Bố mẹ nên dạy con cách đọc đồng hồ khi trẻ đã có thể đếm số thành thạo. Nếu trẻ vẫn chưa nắm rõ về số đếm, bạn có thể giúp con làm quen và đếm số trôi chảy thông qua những thứ gần gũi thường ngày quanh bé. Ví dụ như bạn có thể cùng con đếm số trái cây cần mua khi đi siêu thị hoặc đếm số áo mà hai mẹ con cùng gấp. Bằng cách này, trẻ sẽ tiếp cận với các con số một cách dễ dàng hơn. Ban đầu chưa quen, bạn nên dạy con đếm từ 1 – 10. Khi trẻ đã đếm được đến 10, bạn có thể bắt đầu dạy bé đếm liên tục đến 60. Việc này có thể mất một ít thời gian, bố mẹ hãy kiên nhẫn cho đến khi bé có thể đếm chính xác từ 1 đến 60 trong một lần.
Như bạn cũng biết, đồng hồ thường không hiển thị 60 phút mà chỉ hiện thị những bội số của 5, chạy từ 1 đến 12. Vì vậy, khi trẻ đã có thể đếm thành thạo đến 60, hãy bắt đầu tập cho trẻ chia 5 số liên tiếp thành các nhóm nhỏ. Điều này sẽ cho phép trẻ làm quen và hình dung được cách cho 5 số liên tiếp từ 1 đến 60 vào một nhóm. Mỗi nhóm sau đó được gắn với một số, tạo thành các chữ số trên đồng hồ.
2. Làm quen với các buổi trong ngày
Đồng hồ thông thường chỉ hiện thị 12 giờ trong ngày. Vì vậy, trẻ có thể sẽ bối rối khi phải phân biệt giữa 14 giờ và 2 giờ chiều. Thay vì dạy trẻ ngay về thời gian chi tiết, hãy bắt đầu bằng việc giúp con nhận thức khái niệm về các buổi trong ngày mà chúng ta thường đề cập đến khi nói chuyện.
Ở giai đoạn đầu tiên, bạn có thể bắt đầu từ 2 buổi đơn giản nhất là sáng và tối. Sau đó, hãy mở rộng thêm thành các buổi sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Những buổi này có thể được trẻ nhận biết nhờ các sinh hoạt diễn ra hằng ngày, chẳng hạn như đánh răng vào buổi sáng, ăn trưa vào buổi trưa, chơi vào buổi tối và ngủ vào ban đêm. Dần dần và đều đặn như vậy, bạn có thể dạy trẻ thêm về buổi sáng sớm hay chiều muộn, từ đó giúp trẻ nhận biết về khái niệm các buổi trong ngày.
Dần dần theo thời gian, con bạn có thể đọc được giờ đúng cũng như biết rõ về tỷ lệ chia trên đồng hồ. Bây giờ, đã đến lúc trẻ cần hiểu về mối quan hệ giữa mỗi nhóm số với toàn bộ 60 phút và sự đồng bộ giữa kim giây với kim phút. Trong giai đoạn này, bạn không nên đi quá chi tiết về cách quy đổi thời gian, vì chúng có thể gây rối cho bé. Chỉ cần để trẻ biết rằng khi kim giây quay được một vòng thì kim phút sẽ dịch 1 lần và khi kim phút quay được một vòng thì kim giờ sẽ dịch chuyển tới số lớn hơn liền kề trên đồng hồ.