VIÊ !important;M GAN BÍ ẨN Ở TRẺ: CẢNH BÁO DỊCH BỆNH LÂY LAN HƠN 23 QUỐC GIA
Viê !important;m gan bí ẩn ở trẻ nhỏ là một bệnh lý có xu hướng bùng phát trong thời gian gần đây. Điều đáng nói là vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
Viê !important;m gan bí ẩn là gì?
TS.BS Đinh Thế Trung, Trung tâ !important;m Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết, viêm gan là tình trạng gan bị viêm nhiễm, có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, rối loạn tự miễn, tác dụng phụ của thuốc… Theo thời gian, viêm gan có thể làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng, dẫn đến xơ gan, ung thư gan và thậm chí là tử vong. Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em.
Trong khi đó !important;, ở tất cả các ca bệnh viêm gan bí ẩn được báo cáo, người bệnh đều dưới 16 tuổi. Báo động là nhiều trẻ dưới 5 tuổi, không có bệnh nền, trước khi mắc bệnh trẻ khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Viêm gan cấp tính bí ẩn này gây tổn thương gan, bùng phát trong thời gian gần đây và chưa tìm ra nguyên nhân.(1)
Nguồn gốc căn bệnh
Đầu thá !important;ng 4 năm nay, Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới thông báo cho WHO về các trường hợp viêm gan không rõ nguyên nhân ở trẻ em. Sau đó, tình trạng này lan sang gần 23 quốc gia khác như Mỹ, Tây Ban Nha, Israel, Đức, Đan Mạch, Nhật Bản, Indonesia…(4)
Tì !important;nh hình lây lan bệnh
Hiện nay,  !important;viêm gan bí ẩn đã xuất hiện ở ít nhất 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung ở các nước châu u và bắt đầu xuất hiện ở châu Mỹ, Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cho đến ngày 06/05/2022, toàn thế giới ghi nhận ít nhất 300 trường hợp trẻ em mắc bệnh. Trong đó, có 9 ca tử vong (1 ca tại Mỹ và 3 ca tại Indonesia), 18 ca cần ghép gan. Theo đó, Anh tạm thời là quốc gia dẫn đầu với 145 ca, tiếp theo là Mỹ với 27 ca, Tây Ban Nha 22 ca, Israel 12 ca, Đức 9 ca, Đan Mạch 6 ca, Hà Lan 4 ca, Nhật Bản 3 ca,…
CDC  !important;Hoa Kỳ đã ban hành một cảnh báo sức khỏe toàn quốc, yêu cầu phụ huynh lưu ý các triệu chứng và báo cáo tất cả các trường hợp viêm gan không rõ nguyên nhân cho các sở y tế địa phương và tiểu bang. Trong khi đó, Bộ Y tế Indonesia thành lập một hội đồng chuyên môn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh dựa trên xét nghiệm, đồng thời, đẩy mạnh giám sát dịch tễ trên toàn quốc.
Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nà !important;o mắc bệnh viêm gan bí ẩn.
Nguyê !important;n nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em
Theo TS.BS Đinh Thế Trung, mặc dù !important; vẫn còn cần nghiên cứu thêm nhưng vi rút adenovirus được xem là “kẻ tình nghi” lớn nhất gây ra bệnh viêm gan bí ẩn. Phần lớn trẻ mắc bệnh đều có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này, mà không có dấu vết của bất kỳ một loại virus gây viêm gan A, B, C, E nào khác.
Adenovirus là !important; virus chứa DNA chuỗi kép, gồm nhiều type virus khác nhau, có khả năng lây nhiễm cho các cơ quan khác nhau. Tùy theo type virus, có thể gây ra nhiều căn bệnh thường gặp như cảm lạnh, đau mắt đỏ, đau dạ dày, viêm ruột…
Trong đó !important;, adenovirus type 41 là virus gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em, với các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa và sốt, thường kèm theo các triệu chứng hô hấp. Trước đây đã có trường hợp adenovirus gây suy gan nặng ở trẻ em, người bệnh phải ghép gan hoặc thậm chí là tử vong, nhưng rất hiếm khi xảy ra. Ngoài ra, những trẻ mắc bệnh về gan do adenovirus thường có hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, việc gia tăng đột ngột về số lượng ca bệnh, xuất hiện bệnh ở trẻ khỏe mạnh trong thời gian gần đây có thể là do adenovirus type 41 xuất hiện đột biến.
Cá !important;c dấu hiệu viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ
Nhì !important;n chung, biểu hiện lâm sàng của viêm gan bí ẩn giống với bệnh viêm gan virus cấp tính do virus viêm gan A, B, C, D và E. Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy và đau bụng là những triệu chứng điển hình ở các ca bệnh đã được ghi nhận. Sau đó, khi bệnh phát triển, sẽ xuất hiện các dấu hiệu viêm gan cấp độ nặng với nồng độ men gan tăng cao, vàng da và vàng mắt. Bên cạnh đó, bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ có thể làm phát sinh các triệu chứng như mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, co giật, mất ý thức, đau bụng, chán ăn, đau khớp…
Tiến sĩ Trung khuyến cá !important;o, những trẻ xuất hiện các triệu chứng này nên được nghỉ học và ở nhà cho đến khi hồi phục.
Vì !important; sao trẻ em lại là đối tượng dễ nhiễm bệnh?
Suy giảm miễn dịch do Covid cũng được xem là !important; một yếu tố góp phần gây ra tình trạng này ở trẻ em. Theo đó, các biện pháp giãn cách xã hội (lockdowns) trong đại dịch Covid làm giảm sự hòa nhập xã hội và trẻ sống gần hai năm trong một môi trường tương đối vô trùng, điều này đã làm suy yếu khả năng miễn dịch của trẻ em. Khi dịch bệnh được kiểm soát phần nào, trẻ tiếp xúc một cách đột ngột với thế giới bên ngoài, dễ dàng bị tấn công bởi vi – rút thông thường, bao gồm cả adenovirus.
Trẻ bị Covid &ndash !important; 19 có dễ nhiễm viêm gan bí ẩn không?
Theo William Irving, giá !important;o sư virus học tại Đại học Nottingham (Anh), Covid – 19 có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của những trẻ em đã mắc bệnh, dẫn đến việc chống lại các virus thông thường trở nên khó khăn hơn.
Ngoà !important;i ra, các nghiên cứu ở thời điểm hiện tại đã bác bỏ giả thuyết: Covid – 19 là nguyên nhân gây ra viêm gan bí ẩn. Trong bối cảnh tình hình y tế hiện nay, dịch bệnh Covid vẫn là mối lo ngại hàng đầu, do đó, phụ huynh vẫn nên cho trẻ tiêm vaccine khi có thể.(2)
Viê !important;m gan bí ẩn có nguy hiểm không?
Trung tâ !important;m Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu u cho biết, viêm gan bí ẩn là một căn bệnh mới chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tiềm ẩn mức độ nghiêm trọng cao, có thể sẽ trở thành một sự kiện sức khỏe đáng lo ngại, trong bối cảnh dịch Covid vẫn chưa được khống chế hoàn toàn.
Tuy nhiê !important;n, các chuyên gia cũng cho rằng, cha mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ có thể phục hồi hoàn toàn sau bệnh. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng. Gan hoàn toàn có khả năng tự chữa lành, không cần phải lo lắng về di chứng sau khi lành bệnh. Trong trường hợp viêm gan nặng, tùy theo nguyên nhân gây bệnh, người bệnh vẫn có thể phục hồi nếu được điều trị đúng cách.
Cuối cù !important;ng, WHO khuyến cáo các nước thành viên cần đẩy mạnh giám sát tình hình bệnh. Tuy nhiên, cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng, đây là trường hợp hiếm gặp, không cần thiết lập các biện pháp hạn chế thông thương để ngăn chặn lây nhiễm.
Phụ huynh và !important; người dân cần làm gì?
Bá !important;c sĩ Đinh Thế Trung cho biết, adenovirus có thể lây lan từ người sang người qua giọt bắn đường thở, tiếp xúc gần, tiếp xúc với bề mặt đồ vật dính giọt bắn của người mắc bệnh. Do đó, phụ huynh và người dân nói chung nên:
-
- Đeo khẩu trang
- Rửa tay thường xuyê !important;n vì vi – rút có khả năng bám lâu dài trên bề mặt đồ vật kể cả khi đã dùng chất khử trùng
- Trá !important;nh tiếp xúc gần với người bị bệnh
- Che miệng / rửa tay / vứt giấy sau khi ho, hắt hơi
- Trá !important;nh tiếp xúc với phân, vệ sinh cẩn thận sau khi thay tã cho trẻ
- Trá !important;nh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa rửa
- Thực hiện ăn chí !important;n, uống sôi.
Cá !important;c chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân gây gia tăng số ca mắc viêm gan thời gian gần đây là do phát hiện trễ. Vì vậy, phụ huynh cần cho trẻ thăm khám bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa, nước tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt.