1. Hệ tiêu hóa không tốt hay rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp phải do hệ tiêu hóa của con còn non nớt. Bị ảnh hưởng của một số loại thuốc hoặc cũng có thể do chế độ ăn không hợp lý hoặc có thể đến từ thói quen sinh hoạt không khoa học, không lành mạnh.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có những biểu hiện như táo bón, nôn trớ, đi ngoài phân sống, tiêu chảy, ợ hơi, đầy bụng.
2. Mẹ nên làm gì để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé
Để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé thì mẹ nên:
- Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ bão hòa.
- Không dùng thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
- Cung cấp lượng nước cần thiết, uống nước ấm trước hoặc sau khi ăn 1 tiếng.
- Luôn khiến trẻ cảm thấy thoải mái, trẻ không bị căng thẳng gò bó bởi tâm lý luôn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa của dạ dày.
- Đừng quên bổ sung thêm chất béo lành mạnh như omega-3, omega-6.
- Tập cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ và tập trung khi ăn.
- Khuyến khích con trẻ tích cực vận động thể chất.
Xem thêm:
3. Những món rau giúp kích thích hệ tiêu hóa, bé ăn ngon miệng
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu nếu muốn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không táo bón hay bất cứ tình trạng rối loạn tiêu hóa nào cả. Vì vậy nếu muốn bé yêu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bé ăn ngon thì không thể bỏ qua những loại rau kích thích tiêu hóa sau.
3.1. Củ dền đỏ
Củ rền đỏ có hàm lượng chất xơ cao tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Củ dền đỏ được xem là “bí quyết đỏ” cho sức khỏe cơ thể. Nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể như giúp cải thiện tình trạng bệnh tật như nhiễm toan, thiếu máu, xơ vữa động mạch, huyết áp.
Thành phần dinh dưỡng của củ dền bao gồm vitamin A, B1, B2, B6 và C, đồng thời giàu canxi, magie, đồng, phốt pho, natri và sắt, chất chống oxy hóa betacyanin và betaxanthin. Và đặc biệt trong củ dền có lượng lớn chất xơ – là thành phần quan trọng giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, thuận lợi.
Củ dền có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau để bé ăn ngon miệng như nước ép củ dền, canh củ dền…
3.2. Rau bina
Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt. Đây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao nhờ chứa các thành phần 2.2g chất xơ, 2.9g protein, 0.4g chất béo, 0.14g omega-3, 0.03g omega-6 trong 100g rau cải bó xôi.
Bên cạnh đó rau bina còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B12, C, D, E, K, chứa folate, choline. Các khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, selen. Đặc biệt, rau bina còn chứa các hợp chất quan trọng như lutein, kaempferol. nitrate, quercetin, zeaxanthin,…
Nhờ thành phần chứa nhiều chất xơ nên bổ sung rau bina trong khẩu phần ăn của bé sẽ giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa, giúp nhuận tràng, phòng ngừa và điều trị táo bón.
3.4. Cà rốt
Cà rốt cũng được coi là một loại rau kích thích tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng
Cà rốt là loại thực phẩm gần gũi, dễ tìm thấy. Cà rốt có chứa thành phần dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nổi bật nhất phải kể đến beta-caroten là chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể.
Trong 100g cà rốt tươi có chứa 3g chất xơ và đặc biệt rất nhiều nước. Qua đó kích thích hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, làm mềm phân là kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.
Vì vậy cà rốt là thực phẩm không thể bỏ qua nếu muốn xây dựng thực đơn dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
3.5. Cà chua
Cà chua giúp tăng cường thị lực cho mắt, khỏe dạ dày, góp phần làm ổn định huyết áp, phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biệt, cà chua góp phần giúp chuỗi liên kết các cơ quan tiêu hóa – tuần hoàn – tiết niệu – miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Về thành phần dinh dưỡng, cà chua có chứa nhiều vitamin A, C, K, B6, giàu folate, thiamin, giàu các khoáng chất kali, mangan, photpho, canxi.
Cà chua chứa nhiều chất xơ, các hợp chất chống oxy hóa như lycopene, quercetin, … rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, cũng giống như cà rốt, cà chua cũng là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa.
3.6. Khoai lang
Khoai lang là một trong những thực phẩm được gọi tên đầu tiên khi cơ thể gặp vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là táo bón, đầy hơi bởi khả năng nhuận tràng vốn có của nó.
Với 100g khoai lang trong cung cấp 85 kcal với các thành phần dinh dưỡng bao gồm: 0.1g lipid, 3g chất xơ, Natri 55g, Kali 337g, Đường thực phẩm 4.2g, Protein 1.6g. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều vitamin A, canxi, vitamin D, B12, vitamin C, sắt, vitamin b6, magie.
Như vậy, không chỉ giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa mà khoai lang còn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Do đó đừng quên bổ sung khoai lang trong thực đơn dinh dưỡng của con mẹ nhé.
3.7. Dưa chuột
Trong dưa chuột có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ tiêu hóa
Dưa chuột hẳn là loại quả không xa lạ gì đối với tất cả mọi người. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp nước, giải độc, giảm cholesterol trong máu, chống táo bón, tốt cho thận.
Với 100g dưa chuột có chứa: 16 kcal, 3.63g cacbonhydrat, 1.67g đường, 0.5g chất xơ, 0.11g chất béo, 0.65g chất đạm. Đồng thời, dưa chuột còn chứa vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, C cùng các khoáng chất khác như Canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm.
Mặc dù dưa chuột chứa ít chất xơ hơn những loại rau quả khác, tuy nhiên dưa chuột lại chứa một lượng lớn nước. Sự kết hợp của chất xơ và nước có tác dụng làm tăng nhu động ruột, nhờ đó mà giảm táo bón hiệu quả.
3.8. Rau thì là
Theo các nhà dinh dưỡng học thì thì là có chứa nhiều fennel và các vitamin, tecpen và chứa nhiều chất xơ. Vì vậy thì là được xếp vào một trong những loại rau kích thích tiêu hóa có tác dụng:
- Loại bỏ độc tố gây ung thư đường ruột.
- Ngăn ngừa và phòng tránh ung thư đường ruột hiệu quả.
Hơn nữa, thì là chứa nhiều chất xơ, do đó có tác dụng nhuận tràng, đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
3.9. Củ cải đỏ
Nước ép củ cải đỏ có khả năng:
- Chứa rất nhiều chất xơ.
- Làm sạch và làm lành màng nhầy của dạ dày.
- Kích thích cơ thể sản sinh mật.
- Điều chỉnh lượng bilirubin trong máu.
- Kích thích nhu động ruột hoạt động.
Do đó, lựa chọn củ cải đỏ cho thực đơn dinh dưỡng của trẻ sẽ giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
3.10. Bắp cải
Rau bắp cải có thể chế biến được nhiều món ăn dễ tiêu hóa cho trẻ
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g bắp cải tươi bao gồm:
- Năng lượng: 24 kcal.
- Cacbonhydrat: 5.6 g
- Đường: 3.6 g
- Chất xơ: 2.3 g
- Chất béo: 0.1 g
- Chất đạm: 1.4 g
- Vitamin C: 32mg.
- Một số vitamin và khoáng chất khác nữa.
Bắp cải có tác dụng kích thích tiêu hóa bởi nó chứa nhiều chất xơ, vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột.
Bổ sung bắp cải trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ sẽ giúp kích thích tiêu hóa cũng như phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến đường ruột hữu hiệu.
3.11. Dandelion Greens ( lá bồ công anh)
Bồ công anh thường được sử dụng như một loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng trong chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh gan, thận.
Đông y sử dụng bồ công anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Thành phần dinh dưỡng có trong bồ công anh bao gồm protein, chất xơ, vitamin A, C, E, K, B6. Một số hợp chất quan trọng như thiamin, riboflavin, folate, cùng các khoáng chất khác như canxi, sắt, magie, photpho, kali, đồng, mangan…
3.12. Rong biển
Rong biển có tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất có trong thức ăn, đồng thời giúp loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ thể một cách nhanh chóng.
3.13. Măng tây
Măng tây thực phẩm giàu inulin giúp tăng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin – là chất quan trọng giúp gia tăng những lợi khuẩn trong đường ruột như lactobacilli và bifidobacteria. Ngoài ra, măng tây còn chứa rất nhiều chất xơ và tất nhiên măng tây cũng là rau kích thích tiêu hóa rất hiệu quả.
Do đó sử dụng măng tây để chế biến món ăn cho trẻ nhỏ sẽ vừa giúp kích thích hệ tiêu hóa, vừa bổ sung các chất dinh dưỡng khác như vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
3.14 Rau củ muối
Rau củ muối là sự kết hợp của nhiều loại rau củ đa dạng như cà rốt, dưa chuột, su hào, súp lơ… Vị chua bởi quá trình lên men tự nhiên sẽ giúp bé giảm cảm giác chán ăn, chống ngán đồng thời giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Tuy vậy, mẹ không nên cho bé ăn nhiều vì có thể ảnh hưởng đến việc tiết acid dạ dày.
3.12. Lưu ý
Trong quá trình sử dụng, chế biến các loại rau mẹ chú ý một số đặc điểm sau:
- Sơ chế sạch sẽ tốt nhất là nên ngâm nước muối 10 – 15 phút trước khi chế biến để rau sạch và an toàn hơn.
- Nên sử dụng nước các loại rau, củ dưới dạng nước ép là dạng tiêu hóa nhanh chóng mà vẫn giữ được đa số các thành phần dinh dưỡng.
- Khuyến khích bé ăn cả cái khi bé ăn các món như cháo, súp… để giúp tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột hoạt động.
- Nhiệt độ đun nấu phù hợp với từng loại rau củ bởi có rất nhiều loại rau sẽ bị mất chất dinh dưỡng nếu đun nấu ở nhiệt độ cao.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về khẩu phần ăn cho bé để tránh sử dụng nhiều hoặc lạm dụng các loại thực phẩm gây ra các tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
4. Gợi ý cho mẹ 1 một số loại quả, trái cây giúp kích thích tiêu hóa
Các loại trái cây kích thích tiêu hóa cho trẻ rất tốt
Ngoài các loại rau xanh thì trái cây cũng được xem là thực phẩm giúp kích thích tiêu hóa hiệu quả. Trong trái cây có chứa nhiều vitamin và chất khoáng. Giúp bé cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng như phòng ngừa các tình trạng táo bón.
Một số loại trái cây được bác sĩ khuyên dùng tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như: chuối, táo, bơ… và một số loại quả mọng.
5. Những món ăn tốt cho đường ruột
Một chế độ ăn tốt cho trẻ nhỏ là sự cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm chất béo, chất đạm, chất bột đường và chất xơ. Chính vì vậy thực đơn cho bé cần đảm bảo cân bằng 4 yếu tố trên.
Mẹ có thể tham khảo một số món ăn sau:
- Cháo hạt sen: Sử dụng 15g hồng xiêm non, giã dập rồi đun với 150ml nước đến khi sôi thì chắt lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho thêm 100g hạt sen, 50g củ mài sấy khô tán thành bột rồi cho vào nước hồng xiêm khuấy đều, đun trên lửa nhỏ đến khi sôi thì cho thêm đường phèn vào vừa miệng là hoàn thành món cháo thơm ngon cho bé yêu.
- Cháo rau sam: Cho 90g rau sam, 20g búp ổi non, 10g hồng xiêm non vào nồi đun sôi với 250ml. Sau khi sôi, chắt lấy nước, bỏ bã rồi cho 30g gạo thành bột vào nước rau ở trên, khuấy đều trên lửa nhỏ. Đến khi cháo chín thì mẹ nêm nếm gia vị vừa miệng, cho bé ăn 2 bữa/ngày khi còn nóng để giữ được hương vị của cháo.