ÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là mối quan tâm lớn của Nhà nước và Xã hội.Chất lượng VSATTP liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân.Với nghành giáo dục, trong đó bậc học mầm non có trách nhiệm lớn vì công việc VSATTP có liên quan đến tổ chức ăn tập thể cho đông đảo lực lượng cán bộ, giáo viên và trẻ em mầm non. Cơ sỡ giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non ớt, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng đầy đủ và nếu bị ngộ độc thực phẩm trong cơ sỡ giáo dục mầm non thì hậu quả sẽ rất lớn.Để làm tốt công tác VSATTP,mong được sự quan tâm của giáo viên, nhân viên cấp dưỡng trong nhà trường. Một số nội dung quan trọng về VSATTP và một số điều kiện có liên quan.
- Có hợp đồng thực phẩm tươi sạch, có uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn nơi chế biến thực phẩm gồm: địa điểm chế biến thực phẩm, nước dùng, dụng cụ chế biến chứa đựng và bảo quản thực phẩm, nguyên liệu chế biến và quá trình chế biến, vệ sinh môi trường nơi bảo quản, tiêu thụ thực phẩm sau chế biến.
- Đảo bảo vệ sinh người chế biến thực phẩm gồm : sức khỏe, vệ sinh cá nhân, thói quen vệ sinh…
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức VSATTP cho cán bộ quản lý, y tế, đặc biệt là đội ngủ nhân viên cấp dưỡng trong nhà trường.
- Tăng cường tuyên truyền VSATTP cho cha mẹ của trẻ và nhân dân địa phương.Đưa nội dung VSATTP và chương trình giáo dục trẻ, tăng cường giám sát thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm, tổ chức các hội thi dinh dưỡng mầm non cho giáo viên, nhân viên và đánh giá thi đua về VSATTP trong nhà trường.
- Để thực hiện đủ, tốt nội dung chỉ đạo và các biện pháp đảm bảo VSATTP một cách đồng bộ và triệt để kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đặc biệt là y tế sẽ ngày càng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
1.Những yêu cầu cần thực hiện để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức ăn cho trẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Thực hiện rửa tay theo qui định:
+ Rửa tay sau khi: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống, chạm tay vào rác, sau mỗi lần nghỉ…
+ Rửa tay trước khi: Chế biến, tiếp xúc với thực phẩm, chia thức ăn cho trẻ
+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Tuân thủ đúng các bước theo quy định
- Mặc quần áo bảo hộ lao động
- Không để móng tay dài
- Không ăn uống, hút thuốc trong khi làm việc
- Không khạc, nhổ trong khu vực nấu nướng.
2. Lời khuyên để có thức ăn an toàn
- Giữ vệ sinh: vệ sinh bàn tay, dụng cụ chế biến thực phẩm, dụng cụ đựng thực phẩm.
- Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, thực phẩm cũ và thực phẩm mới.
- Chế biến thực phẩm đúng cách. Nấu chín thức ăn.
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
- Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn: nhà trường nên ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với một đơn vị có uy tín hoặc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng (vận động phụ huynh có thực phẩm an toàn bán cho nhà trường, tổ chức mô hình vườn – ao – chuồng nếu có điều kiện…)
3. Nguyên tắc lưu mẫu thức ăn:
- Mục đích: Lưu mẫu thức ăn nhằm phục vụ cho quá trình điều tra nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Đảm bảo 3 đủ
+ Có đủ dụng cụ để lưu mẫu, dụng cụ phải được rửa sạch, khử trùng, có nắp đậy. Mỗi loại thức ăn phải để trong một hộp riêng.
+ Có đủ lượng mẫu tối thiểu: Thức ăn đặc khoảng 150 gam, thức ăn lỏng khoảng 250 ml.
+ Đủ thời gian lưu mẫu là 24 giờ. Mẫu lưu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh (00C đến 50C).
Lưu ý: Người lưu mẫu cần ghi đầy đủ ngày, giờ, tên người lấy mẫu thức ăn và niêm phong. Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra vẫn phải giữ niêm phong, chỉ mở khi có sự chứng kiến của các cơ quan chức năng.