Khi nào cần bổ sung Kẽm cho trẻ
Rất nhiều phụ huynh đều cho rằng nguyên nhân trẻ còi xương là do thiếu canxi. Tuy nhiên thực tế cho thấy,
thiếu kẽm cũng dẫn đến tình trạng này. Chưa kể,
thiếu hụt kẽm làm
hệ miễn dịch suy yếu, vị giác giảm khiến trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém do đó làm tăng khả năng nhiễm trùng và nguy cơ tiêu chảy.
Vì thế, khi trẻ có các biểu hiện như biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, sụt cân, rụng tóc, móng tay xuất hiện các đốm trắng, móng dễ gãy, rêu lưỡi trắng hay viêm loét miệng …. các bậc phụ huynh cần
bổ sung kẽm ngay cho con.
Thiếu kẽm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.
Tác dụng của việc bổ sung kẽm với sức khỏe trẻ nhỏ
Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em.
Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Nó giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA.
Kẽm có rất nhiều vai rò đối với sức khỏe của trẻ
Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Cơ thể cũng sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng.
Theo nghiên cứu của tác giả Castillo – Duran, việc
bổ sung kẽm cho trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai cho thấy có sự tăng trưởng tốt về chiều cao và cả cân nặng trong 6 tháng đầu đời.
Như vậy để trẻ có chiều cao tốt thì trong chế độ ăn của bà mẹ từ lúc có thai cho đến chế độ ăn của con sau khi sinh đều phải có đầy đủ kẽm.
Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng
thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
Bổ sung kẽm phù hợp với cơ thể của trẻ theo từng độ tuổi
Mẹ cần nhớ, nhu cầu
bổ sung kẽm của cơ thể trẻ trong mỗi giai đoạn là khác nhau:
Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì nhu cầu kẽm cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:
- Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
- Từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày
- Từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày
Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đó chính là sữa mẹ. Đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể
bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Những loại thức ăn giàu kẽm như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò… Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…
Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ
Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (kẽm gluconat hay kẽm sulfat ). Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng.
Kẽm làm giảm hấp thu sắt do đó nếu
bổ sung kẽm và sắt đồng thời thì dùng cách xa nhau ( ít nhất 2 tiếng).
Không nên bổ sung Kẽm + Canxi cùng một thời điểm: Canxi làm tăng bài tiết kẽm gây giảm tỉ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể.
Khi mua sản phẩm
bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, thành phần, hạn sử dụng…. để tránh mua phải hàng rẻ, hàng nhái, hàng xuất xứ không rõ ràng, tẩy date, nhãn mác không đầy đủ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bé.
Thực phẩm giàu kẽm, giúp bổ sung kẽm cho cơ thể
Qua bài viết này chắc bạn bạn có thể trả lời được câu hỏi “
bổ sung kẽm cho trẻ có cần thiết không” rồi phải không ạ. Kẽm thực sự rất cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí não của trẻ. Tuy kẽm chỉ chiếm 1 phần nhỏ tỏng cơ thể nhưng thiếu kẽm thực sự ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con trẻ cũng như tất cả các thành viên trong gia đình bạn.