-
1. Thông tin tham khảo về giá trị dinh dưỡng của củ cải dành cho bé yêu
Kết quả phân tích cho thấy, trong 100g củ cải có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.5mg vitamin PP, 30mg vitamin C,…Lá và ngọn củ cải còn chứa tinh dầu và một hàm lượng đáng kể vitamin A, C.
Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.
Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu động, giảm bớt thời gian lưu lại của “chất thải” ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.
Acid ribose kép trong củ cải có tính chịu đựng khá cao đối với chất xúc tác ở trong khoang miệng. Khi nuốt vào không dễ bị thoái biến, không có tác dụng phụ.
Trong củ cài hàm chứa dầu cải và glycoside, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.
Thêm vào đó, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp món cháo của bé thêm thơm ngon đậm đà. Điều này hẳn mẹ nào cũng rõ. Vậy nhưng chẳng phải tự nhiên mà người Trung Quốc coi củ cải như một loại “nhân sâm” giá rẻ. Mẹ sẽ ngạc nhiên trước những lợi ích bất ngờ của củ cải đối với sức khỏe của con.
-
2. Cho bé ăn củ cải trắng và những điều mẹ cần phải đặc biệt chú ý
2.1 Thời điểm cho bé ăn củ cải
Mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn củ cải vào giai đoạn 7-8 tháng. Củ cải mọc dưới đất nên khá lành và ít nhiễm thuốc sâu. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, với bất cứ loại thực phẩm nào, khi cho trẻ tập ăn đều chỉ nên ăn ít một, không ồ ạt và quan sát phản ứng của con.
2.2 Lý do bé nên ăn củ cải
Ngăn ngừa nhiễm virus:
Vì có hàm lượng vitamin C rất cao, củ cải giúp trẻ tăng sức đề kháng và tránh lây nhiễm virus.
Hỗ trợ tiêu hóa:
Củ cải có tác dụng làm sạch tự nhiên cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ các thức ăn , độc tố khó tiêu trì trệ trong dạ dày trẻ.
Diệt khuẩn, giảm đau họng:
Bản thân vị cay tự nhiên của củ cải cũng có chức năng trợ giúp tiêu hóa. Đối với những trẻ hay bị tắc mũi, đau họng về mùa đông có thể ăn củ cải để thấy dễ chịu hơn.
Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải, sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.
Chữa ho, tiêu đờm:
Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Đối với những bé mùa đông hay bị tắc mũi, ho, đờm, mẹ có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này. Củ cải sẽ giúp loại bỏ chất nhầy trong cổ họng bé, giúp trẻ làm dịu cổ họng và đặc biệt hữu ích với những bé đang bị cảm lạnh.
2.3 Một số lưu ý khi chế biến củ cải ăn dặm
Củ cải có thể gọt vỏ, luộc hoặc hấp cho bé ăn nguyên miếng hạt lựu mềm. Ngoài ra mẹ có thể cho vào cháo thịt của bé hay ninh hỗn hợp củ cải, hành tây, khoai tây, su hào để lấy nước ngọt nấu cháo cho con. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý hạn chế ninh nấu cà rốt cùng củ cải. Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho con về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.
2.4 Cách chọn củ cải cho bé
Củ cải cho bé mẹ nên lựa những củ còn tươi, không bị chuyển màu, thâm dập, cầm chắc tay. Nên bảo quản củ cải ở nơi thoáng mát trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên cắt củ cải trước khi bạn chế biến. Với củ cải đã được gọt vỏ, thái lát, mẹ nên để chúng trong một bát nước lọc, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian an toàn không quá 2 ngày.
-
3. Mách mẹ bí quyết cách làm 4 món ngon cho bé ăn dặm với củ cải trắng bổ dưỡng
3.1 Canh thịt bò củ cải trắng
Món canh thịt bò củ cải vừa thơm ngon lại rất dễ nấu, các mẹ hãy nấu thử cho bé ăn nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 225g thịt bò, cắt miếng vừa ăn
- 225g củ cải, sửa sạch, thái miếng nhỏ
- 2 cây hành xanh, thái nhỏ
- 4 tép tỏi, băm nhỏ
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng cà phê muối
- 7 chén nước.
Cách thực hiện:
- Thái nhỏ và mỏng củ cải (có kích cỡ khoảng 3,5 x3,5cm và có độ dày khoảng 0,5cm)
- Cho củ cải và nước vào nồi. Đậy vung lại và đun sôi ở nhiệt độ trung bình khoảng 15 phút.
- Sau đó, cho thịt bò và tỏi vào, hạ lửa xuống mức trung bình và nấu trong 25 phút. Thêm nước mắm, muối và hành thái nhỏ vào. Đun thêm 5 phút và tắt bếp.
Cho canh thịt bò củ cải ra bát, ăn với cơm nóng. Chúc các bé ăn thật ngon miệng nhé.
3.2 Cháo củ cải thịt nạc
Củ cải rửa sạch, gọt vỏ thái hạt lựu.
Thịt heo nạc xay khoảng 50 gram.
Đun gạo với nước thành cháo có độ đặc vừa ý. Sau đó mẹ cho củ cải và thịt nạc vào khuấy đều. Đợi thêm 10 phút cho củ cải chín thì tắt bếp, cho một thìa dầu ăn rồi múc ra cho trẻ ăn nóng. Có thể xay lợn cợn cho phù hợp với khả năng ăn của bé.
3.3 Củ cải xào trứng mềm
Củ cải rửa sạch, gọt vỏ thái sợi dài, mỏng. Cho một ít dầu ăn hoặc dầu oliu vào chảo, xào mềm củ cải. Đến khi củ cải chuyển trong, đập 1 lòng đỏ trứng gà vào xào cùng. Củ cải trứng chín cho ra để bé ăn kèm cháo trắng hoặc ăn không để tập nhai.
3.4 Củ cải nghiền
Củ cải được rửa sach, gọt vỏ, thái hạt lựu, sau đó bỏ vào nồi hấp cho đến khi củ cải chín mềm là được. Tiếp đến, mẹ dùng thìa hoặc máy xay dầm nhuyễn củ cải (có thể thêm chút nước lọc để hỗn hợp bớt đặc) trước khi cho bé thưởng thức.
Mong rằng, sau khi tham khảo cách nấu 4 món ăn dặm cho bé bổ dưỡng tại nhà từ củ cải trắng, các mẹ thông thái sẽ bắt tay vào bếp thực hiện ngay. Củ cải trắng rất dễ tìm mua ở khắp các khu chợ lớn nhỏ, vừa rẻ tiền lại cực bổ dưỡng tốt cho sức khỏe người già lẫn con nít, vậy thì đừng ngần ngại tận dụng hết công dụng của nó mẹ nha. Vì là loại củ giàu dưỡng chất đến từ thiên nhiên nên khi được nấu chung với một món ăn nào đó, đều cho ra hương vị đặc trưng rất riêng là ngọt đậm đà nơi đầu lưỡi, chắc chắn sẽ rất hợp khẩu vị với trẻ ăn đang trong độ tuổi ăn dặm đó. Chúc mẹ thành công.