-
1. Nguyên nhân khiến bé 3 đến 5 tuổi bị mắc chứng táo bón nóng trong người
Có rất nhiều lý do khiến trẻ của bạn bị táo bón ở trong một thời điểm nào đó, không cố định, và có thể bị nhiều lần, nhiều ngày. Một trong các nguyên nhân dẫn đến điều đó thì phải nhắc tới các thủ phạm bao gồm căng thẳng, thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống của trẻ, trẻ lười uống nước, ít vận động, lười tập thể dục, và một số rối loạn sức khỏe khác.
Táo bón có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ, nhưng nếu cứ để tình trạng tiếp tục dai dẳng trong thời gian dài, thì nó sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng của trẻ. Bởi vậy ngay từ khi trẻ chớm có các dấu hiệu bị táo bón, hãy tích cực áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, xử lý táo bón ở trẻ.
-
2. Mách mẹ 9 biện pháp tự nhiên khắc phục táo bón cho trẻ tại nhà nhanh hiệu quả nhất
2.1 Một trong những nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ chính là lượng nước trong cơ thể trẻ quá ít. Vì vậy, cha mẹ bé nên tích cực cho con uống nhiều nước mỗi ngày. Hãy bắt đầu ngày mới cho trẻ bằng một cốc nước sau khi thức dậy sẽ giúp rất nhiều để chữa và hạn chế triệu chứng táo bón.
2.2 Cho bé uống hai muỗng canh đường trong đêm trước khi đi ngủ. Hoặc nếu trẻ thích thì cũng có thể uống kèm chúng với sữa. Và kết quả không ngờ vào buổi sáng hôm sau.
2.3 Các loại trái cây như đu đủ chín, chuối chín cực kỳ hiệu quả trong việc chữa táo bón. Cha mẹ bé nên cho trẻ ăn những loại hoa quả đó hàng ngày để có kết quả điều trị táo bón tốt hơn.
2.4 Nước ép bắp cải cũng được coi là một biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản mà hiệu quả khi trẻ bị táo bón. Lấy một nửa cốc nước ép bắp cải và cho trẻ uống 2 lần/ ngày để điều trị táo bón.
2.5 Uống hỗn hợp nước muối để hỗ trợ điều trị táo bón bằng cách sử dụng ¼ muỗng cà phê muối Epsom cho 1/2 ly nước.
2.6 Buổi sáng thức dậy khi chưa ăn gì hoặc trước khi đi ngủ, cho trẻ uống một cốc nước cam, hay nước táo cũng rất hữu ích.
2.7 Uống hỗn hợp nước nóng với vài giọt chanh cùng một ít muối vào buổi sáng sớm cũng là một cách tuyệt vời để loại trừ táo bón. Biện pháp này cho kết quả điều trị táo bón khá nhanh chóng.
2.8 Cho con uống một khối lượng nước cà rốt ép và nước ép rau bina bằng nhau trước khi đi ngủ.
2.9 Cho bé kết thân với các loại rau xanh có vị ngọt mát, nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và điều trị táo bón rất tốt.
-
3. Hướng dẫn cách chế biến 5 món cháo ngon bổ dưỡng cho trẻ bị táo bón lâu ngày
3.1 Cháo tôm với rau dền
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bột gạo 20g (3 muỗng canh)
- Tôm đồng nạc băm nhuyễn 20g (1 muỗng canh)
- Rau dền băm nhuyễn 10g (1 muỗng canh)
- Dầu ăn tinh luyện 5g (1 muỗng canh)
- Nước 200ml (1 chén).
Cách thực hiện:
- Đun sôi nước, cho tôm và rau dền vào nấu chín. Để còn ấm, khuấy bột vào từ từ cho dầu ăn vào sau cùng.
- Rau dền giàu chất sắt và vitamin A giúp bé tăng trưởng khoẻ mạnh. Giàu canxi giúp bé tăng trưởng chiều cao. Chứa một lượng sắt đáng kể, một lượng vitamin C dồi dào giúp hấp thu sắt tốt, phòng chống bệnh thiếu sắt.
3.2 Cháo thịt gà hạt sen
Hạt sen chứa nhiều chất dinh dưỡng, là bài thuốc bồi bổ thích hợp cho các bé suy dinh dưỡng, kém ăn kém ngủ, tâm thần bất ổn. Với hương vị thơm bùi, béo ngọt, cháo gà hạt sen là món ăn yêu thích của các bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 100g hạt sen
- 300g thịt gà
- 200g gạo tẻ
- 100g gạo nếp
- 50g đậu xanh
- Hành hoa, rau mùi
- Hạt tiêu, mắm, muối, bột ngọt…
Cách thực hiện:
Gạo nếp và gạo tẻ đem vo sạch, sau đó ngâm với nước chừng 30 phút cho gạo nở. Nếu mua hạt sen tươi phải bỏ tim sen nếu không sẽ bị đắng, sau đó rửa sạch. Đậu xanh rửa sạch, ngâm với nước trong vòng 20 phút. Thịt gà rửa sạch, luộc chín, xé nhỏ. Hành, mùi rửa sạch, cắt khúc nhỏ để riêng. Dùng nước luộc gà, cho tất cả gạo, đậu xanh, hạt sen vào nấu, khi sôi nhớ để lửa liu riu cho cháo nhừ. Cháo chín múc ra bát cho thịt gà, hành, mùi, hạt tiêu lên trên, cho trẻ ăn nóng sẽ ngon hơn.
3.3 Cháo vịt đậu xanh cho trẻ bị táo bón
Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Đậu xanh là loại hạt có tác dụng giải nhiệt hữu hiệu trong mùa hè. Cháo đậu xanh nấu cùng thịt vịt có vị ngọt béo, đậm đà, các bé rất thích ăn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Nguyên liệu nấu cháo: 1 con vịt khoảng 1,5kg, làm sạch, 200g gạo thơm, 200g đậu xanh nguyên hạt, 3 củ gừng tươi, 2 củ hành tím phi vàng, 2 thìa cà phê rượu trắng, 100g hành lá, mùi tàu
- Nguyên liệu pha nước mắm: 2 tép tỏi, 1 quả chanh, 2 quả ớt sừng
- Rau ăn kèm: Húng, giá sống, rau ngổ
- Gia vị: Hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm ngon.
Cách thực hiện:
Làm sạch vịt, chà xát với rượu và 1 củ gừng giã nhuyễn, để ráo. Rửa sạch hành lá, mùi tàu rồi thái nhỏ. Rửa các loại rau thơm ăn kèm, để ráo nước, xếp vào đĩa. Vo sạch gạo, đậu xanh, để ráo. Nướng 1 củ gừng vàng thơm. Cho 3 lít nước vào nồi, đun sôi lăn tăn (khoảng 70 độ C). Cho vào nồi nước gừng nướng và 1/2 thìa cà phê muối. Cho vịt vào luộc vừa chín. Vớt vịt ra, để nguội, chặt miếng vừa ăn. Đối với các bé còn nhỏ có thể xé nhỏ thịt hoặc băm nhuyễn. Cho gạo vào nấu khoảng 30 phút, sau đó cho đậu xanh vào nấu khoảng 1 giờ. Cháo chín nhừ, nêm 1/2 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm. Pha nước mắm với chanh, ớt, tỏi, gừng băm sao cho có vị chua, cay, mặn, ngọt vừa ăn.
3.4 Cháo ngao mồng tơi thanh mát cho trẻ ngày nắng
Ngao là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao, rất giàu kẽm, phốt pho, kali, đạm, vitamin A và sắt. Thành phần đạm trong ngao tương đối cao nên thịt ngao có vị ngọt đậm tư nhiên và rất bổ dưỡng đối với trẻ đang lớn. Mùng tơi tính lạnh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng. Cháo ngao nấu mùng tơi là sự kết hợp tuyệt vời tạo nên món ăn ngon ngọt, hấp dẫn và cực kì thích hợp trong những ngày nắng nóng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 300g ngao sống
- 3-5 lá mồng tơi
- 1 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé
- Một thìa cà phê dầu ăn.
Cách thực hiện:
Ngao rửa sạch, luộc sơ cho há miệng, nhặt ruột bỏ vỏ, làm sạch ruột rồi băm nhỏ. Nước ngao lấy ra một bát, lọc bỏ cặn. Rau mồng tơi rửa sạch thái nhỏ. Cho rau mồng tơi vào nước luộc ngao đun sôi khoảng 3 phút, sau đó cho ruột ngao và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại. Cho dầu ăn vào cháo khuấy đều, nêm thêm vài giọt nước mắm cho thơm rồi bắc xuống. Cho bé ăn khi cháo còn ấm.
3.5 Cháo bí xanh tôm nõn cho trẻ bị nóng trong người
Bí xanh là món ăn rất tốt trong mùa nóng bởi nó tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng. Tôm là món ăn yêu thích của phần lớn trẻ nhỏ, lại giàu đạm, canxi và nhiều khoáng chất khác. Hai thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên món ăn vừa ngon mát vừa bổ dưỡng, màu xanh đỏ bắt mắt của món cháo cũng hấp dẫn thị giác của các thực khách “tí hon”.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 150g gạo tẻ
- 80g tôm tươi
- 100g bí xanh
- 1/2 thìa cà phê hành tỏi băm
- 1 nhánh hành lá
- 1 ít rau mùi tàu
- 1 thìa cà phê muối
- 1 thìa cà phê dầu ăn.
Cách thực hiện:
Tôm tươi rửa sạch, lột vỏ, để vỏ riêng, bỏ chỉ đen, băm nhỏ. Bí đao gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch, thái mỏng. Hành lá và mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ. Cho dầu ăn vào nồi, làm nóng, phi thơm hành tỏi băm, cho phần vỏ tôm vào nấu sôi lấy nước dùng. Nước dùng sôi, vớt bỏ bọt và vỏ tôm. Cho gạo vào, riu nhỏ lửa nấu cháo. Cháo sôi, tiếp tục cho bí xanh vào nấu cho mềm. Sau đó trút phần thịt tôm vào, nấu cho cháo chín sôi trở lại. Cho nước mắm vào, nêm nếm vừa ăn, cho hành lá xắt nhuyễn vào. Múc cháo ra bát, cho dầu ăn vào, trộn đều, cho bé ăn khi nóng.