3 tí !important;nh cách của trẻ bố mẹ cần sửa sớm, nếu không sẽ rất nguy hiểm
Cà !important;nh cây phải uốn từ khi còn non cũng giống như trẻ con phải dạy từ khi còn nhỏ, tính cách của trẻ cũng phải được sửa đổi sớm để không ảnh hưởng đến tương lai của con.
Phần lớn cha mẹ đều nhận thấy rằng, việc nuô !important;i dưỡng thói quen tốt cho con trẻ là việc vô cùng khó khăn, phải mất nhiều thời gian và công sức. Thế nhưng, những tính cách dưới đây lại nhanh như chớp mắt hình thành trong trẻ một cách vô thức. Trong thực tế, có nhiều thói quen xấu của trẻ dần xuất hiện theo thời gian nhưng chỉ vì bố mẹ không chú ý đến nên mới không nhận ra điều này.
Gần đâ !important;y, trang Secret China có chia sẻ một bài viết với chủ đề "3 tính cách của trẻ dần hình thành khi bố mẹ không chú ý" đã làm thay đổi suy nghĩ của rất nhiều bậc cha mẹ.
Trong thực tế, có !important; nhiều thói quen xấu của trẻ dần xuất hiện theo thời gian nhưng chỉ vì bố mẹ không chú ý đến nên mới không nhận ra điều này.
1. Trẻ quá !important; thiếu chủ kiến
Mẹ dự định cuối tuần này sẽ dẫn bé ra ngoài dạo chơi, bèn hỏi con muốn đến đâu thì bé do dự đáp: "Đâu cũng được ạ". Mẹ hỏi con bữa tối muốn ăn món gì, con cũng đáp: "Con không biết. Mẹ ăn gì thì con ăn nấy". Dù cho mẹ hỏi về bất cứ chuyện gì, bé cũng đều không có chính kiến riêng của bản thân.
Điều nà !important;y làm người mẹ vô cùng lo lắng, liệu tâm lý của con mình có vấn đề gì không? Nhưng suy nghĩ kỹ lại, người mẹ nhận ra rằng, từ khi con còn bé đã luôn được bố mẹ chăm lo chu toàn mọi việc rồi, nhiều khi người lớn tự quyết định mà cũng không hỏi ý kiến của con. Có những lúc, bố mẹ dù cho có lắng nghe ý kiến của bé thì cũng vẫn cố gắng hướng con làm theo chủ ý của mình vì cho rằng con còn nhỏ không biết gì. Như vậy, dần dần con sẽ có suy nghĩ là: Thôi bố mẹ muốn thế nào thì cứ làm theo thế vậy, dù sao ý kiến của mình cũng không ai nghe.
Trẻ em từ 3-6 tuổi hoà !important;n toàn có thể tư duy độc lập, đây cũng là giai đoạn quan trọng hình thành tính cách trẻ. Nếu như trong khoảng thời gian này, cha mẹ vẫn cứ thay con sắp xếp mọi thứ, không lắng nghe ý kiến của con sẽ khiến bé dần dần mất đi chủ kiến, không thể tự mình tư duy độc lập được. Những đứa trẻ thiếu chủ kiến sau này sẽ rất kém về khả năng độc lập và thường hay cảm thấy không tự tin về những việc mình làm.
Từ khi con cò !important;n nhỏ, cha mẹ đã cần phải tôn trọng khả năng độc lập của bé. Khi con đã có thể tự mình giải quyết một số việc, bố mẹ lại càng cần phải lắng nghe suy nghĩ và cách nhìn nhận sự việc của con, đưa ra lời khích lệ và tạo cơ hội để trẻ hoàn thành công việc. Cha mẹ cần nhớ rằng, lời động viên và khen ngợi của người lớn sẽ tiếp thêm sự tự tin cho trẻ, dần dần con sẽ có chủ kiến của bản thân.
2. Trẻ chối đẩy trá !important;ch nhiệm
Bé rất sợ hãi vì không cẩn thận làm vỡ mất kính của bố. Dù bố có truy hỏi đến mức nào, bé cũng một mực không nhận lỗi mà còn đổ tại bố sơ ý tự làm vỡ.
Thì !important; ra, mỗi lần bé làm sai đều bị bố quát mắng rất nghiêm khắc, bố cũng hay nói với con những câu như: "Không được phép", "Không bao giờ"... Cứ như vậy, trong bé dần hình thành cảm giác sợ sệt cho nên mỗi khi xảy ra chuyện tương tự, bé đều chọn cách kiên quyết không nhận lỗi và đổ tại 1 người khác.
Thừa nhận trá !important;ch nhiệm cũng là một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách đúng đắn của một con người. Khi trẻ phạm sai lầm, bố mẹ không nên đứng trên lập trường của người lớn để đánh giá sự việc rồi phê bình con. Như vậy sẽ khiến trẻ ngày càng không có trách nhiệm, khi làm sai sẽ nghĩ cách để đổ tội cho người khác.
Khi trẻ phạm sai lầm, bố mẹ nê !important;n khích lệ con tự giác nhận lỗi, dùng những cách nói có tính cộng hưởng để dẫn dắt con như: "Bố/mẹ nghĩ là..."; "Bố/mẹ sẽ cùng con...".
3. Trẻ nhanh nản chí !important;, dễ từ bỏ
Mẹ đăng ký cho bé học đánh đàn nhưng chưa đầy 1 tuần, bé đã muốn từ bỏ vì thấy học mệt quá. Mẹ lại đưa bé đến lớp học chơi cờ, bé cũng học vài hôm rồi chán. Mỗi lần mẹ đăng ký cho bé bất kỳ lớp học năng khiếu nào, bé đều chỉ hứng thú trong phút chốc rồi chán ngay. Đến cả việc đọc sách, bé cũng chỉ chăm chú được vài phút rồi lại ngó nhìn xung quanh, không hề chuyên tâm.
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ tập trung vào một việc nào đó, kể cả khi chơi đồ chơi (Ảnh minh họa).
Thá !important;i độ của bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyên tâm của trẻ. Ví dụ như khi bố mẹ không đồng nhất ý kiến, rồi khi con có hiện tượng cả thèm chóng chán như ví dụ ở trên, bố mẹ không dành thời gian phân tích nguyên nhân mà thay đổi theo ý con ngay, cũng sẽ dễ hình thành nên thói quen xấu này của trẻ.
Nghiê !important;n cứu khoa học chỉ ra rằng, tính chuyên tâm của trẻ là do bẩm sinh. Người lớn không nên làm gián đoạn sự hiếu kỳ của trẻ nhưng phải tập cách quan sát và phát hiện ra hứng thú thật sự của trẻ rồi hướng dẫn bé tập trung vào làm 1 việc đó thôi, kể cả là khi chơi đồ chơi.