1. Khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định của mình
Trong những việc nhỏ hàng ngày, các mẹ đã có thể rèn luyện tính tự lập cho trẻ ngay từ sớm, bằng cách trao cho con quyền được lựa chọn. Chẳng hạn, việc chọn quần áo mặc đi chơi, đi học mỗi ngày, hãy hỏi ý kiến trẻ hoặc cho trẻ có sự lựa chọn những bộ đồ mà trẻ muốn.
Đặc biệt, các mẹ hãy từ bỏ ý nghĩ bao bọc con trai mình mà hãy luôn trao cho trẻ quyền lựa chọn, nhất là những lúc trẻ cần sự giúp đỡ của người lớn. Khi trẻ té ngã hay có làm gì sai, dù nghiêm trọng đến mức nào đi nữa, cũng chớ vội vàng giúp đỡ hoặc la mắng trẻ, mà hãy hỏi trẻ rằng: “Con có cần mẹ giúp không?”. Biết đâu được, câu trả lời của trẻ sẽ hoàn toàn làm bạn bất ngờ đấy.
2. Để tự làm những việc nhỏ
Đây cũng chính là cách dạy con của người Nhật đang được nhiều mẹ Việt học theo. Để trẻ tự làm những việc nhỏ là bước khởi đầu quan trọng để rèn luyện khả năng tự lập cũng như kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Ngoài ra, khi dạy con trai tính tự lập, bố mẹ cũng đừng nên vội vàng mà nên nắm bắt những quy tắc đơn giản trong cách dạy con trai. Trước hết, cha mẹ nên thực hiện một cách từ từ, mỗi thời điểm sẽ chỉ dạy cho trẻ một công việc để trẻ tiếp thu dễ dàng.
Tùy từng lứa tuổi, mẹ có thể cân nhắc để con trai tự làm những công việc phù hợp như tự mình thay quần áo, cài nút áo, mang giày, tự xúc ăn, tự đánh răng, đi vệ sinh, tự đeo ba lô đi học, đi vào lớp học một mình… Chắc hẳn những việc này sẽ khá mất thời gian để hướng dẫn và mọi thứ trở nên gọn gàng, “hợp mắt” của mẹ nhưng các mẹ hãy kiên nhẫn, cho trẻ cơ hội tự chứng tỏ bản thân và cũng là cách dạy con mình tính tự lập ngay từ những công việc nhỏ bé.
3. Dạy trẻ biết quan tâm và giúp đỡ người khác
Bước đầu tiên, các mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ cách quan tâm đến người mọi xung quanh, biết đặt mình vào vị trí của người khác rồi nói lên cảm nhận của trẻ. Từ đó, giúp trẻ nhìn nhận, suy nghĩ và học cách ứng xử, quan tâm đến cảm xúc của bạn bè.
Chẳng hạn, khi trẻ không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn, mẹ hãy tâm tình cùng con trai rằng “Bạn đang muốn chơi cùng con lắm đấy. Con không muốn chơi cùng bạn, bạn sẽ buồn lắm đấy. Con cũng không thích như vậy đâu phải không?”.
Theo các chuyên gia tâm lý, nuôi dưỡng tinh thần sẵn sàng quan tâm, giúp đỡ người khác ở trẻ là một trong những cách dạy con trai tự lập rất hiện đại, phù hợp với mong muốn có được cách dạy con ngoan từ bé của mọi bố mẹ.
Hoặc mẹ cũng có thể thẳng thắn đề nghị trẻ làm việc nhà với những công việc phù hợp với sức vóc, độ tuổi. Ví dụ khi mẹ nấu cơm, mẹ có thể nhờ trẻ lấy vài món đồ nho nhỏ: “Mẹ cần một cái muỗng, con trai có thể lấy giúp mẹ được không?” để qua đó hình thành thói quen tốt này cho trẻ. Vì thế, hình thành cho trẻ óc quan sát, biết quan tâm, giúp đỡ người khác, nhất là sớm định hình được tính tự lập cho bản thân.
4. Tạo mọi điều kiện để trẻ phát triển tài năng
Khi trẻ có thiên hướng rõ ràng về một tài năng đặc biệt nào đó, hoặc trẻ mong muốn được học vẽ, nhạc, võ thuật hay chơi cờ… các mẹ hãy cho trẻ tham gia các lớp học năng khiếu hoặc các lớp đào tạo càng sớm càng tốt.
Bất cứ năng khiếu nào mà không được phát hiện và rèn giũa ngay từ sớm cũng đều trở nên phí hoài. Cho trẻ bước vào môi trường phù hợp, trẻ sẽ có cơ hội để bộc lộ tài năng của mình là một cách dạy con trai tự lập theo xu hướng chung của nhiều bà mẹ trên thế giới hiện nay.
Thông thường các mẹ sẽ ngần ngại với suy nghĩ rằng, đó chỉ là ham muốn nhất thời của con trẻ mà ít khi nào định hướng cho trẻ phát triển năng khiếu đó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc phát hiện, đánh giá đúng năng khiếu, tiềm năng phát triển của con trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình dạy con tự lập.