TRƯỜNG MẦM NON BẮC BIÊ !important;N
  !important;
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG THIẾU VITAMIN A
  !important;
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức phận của cơ thể: tham gia vào chức năng nhìn của mắt trong điều kiện ánh sáng yếu. Biểu hiện dễ thấy nhất của thiếu Vitamin A là bệnh quáng gà. Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ biểu mô giác mạc mắt, các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn... Vì vậy khi thiếu VitaminA sẽ gây khô da, tổn thương mắt gọi là khô mắt.
Ngoài ra Vitamin A còn tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cơ thể, làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, giúp cơ thể tăng trưởng tốt. Nếu thiếu Vitamin A làm cơ thể giảm sức đề kháng đối với bệnh tật, dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa và sởi, trẻ sẽ còi xương chậm lớn.
Thiếu Vitamin A nặng sẽ làm khô mắt, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả mù vĩnh viễn. Những trẻ dưới 03 tuổi là đối tượng dễ bị thiếu Vitamin A nhất, vì độ tuổi này trẻ đang lớn nhanh và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hoặc suy dinh dưỡng nặng, nhu cầu Vitamin A cho cơ thể rất cao.
Tuy nhiên lượng Vitamin A từ sữa mẹ hay chế độ ăn của trẻ rất thấp không đủ bù đấp cho cơ thể. Vitamin A là một vitamin tan trong dầu, có nhiều trong các loại dầu thực vật,mỡ, rau xanh, củ quả có mầu sậm như : cà rốt, gấc, bí đỏ,...Vì vậy để phòng tránh thiếu Vitamin A chúng ta nên cải thiện bửa ăn hằng ngày ở gia đình, đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng và vitamin A, đặc biệt khi chế biến thức cho trẻ ăn ta nên thêm vào một ít dầu ăn giúp Vitamin A hòa tan dễ dàng, cơ thể hấp thu tốt hơn.
Ngoài ra cần phải chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cho trẻ, đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường ruột đồng thời bổ sung viên nang Vitamin A.
Hằng năm, cha mẹ cần cho trẻ từ 06 – 36 tháng tuổi uống bổ sung Vitamin A liều
cao tại các trung tâm y tế xã phường gần nhất để được uống Vitamin A.