Cha mẹ cho bé ăn đủ dinh dưỡng với các nhóm chất cần thiết, không ra ngoài khi thời tiết nắng nóng, không để điều hòa phả vào mặt bé.
Với khí hậu Việt Nam, vào mùa hè, thời tiết nắng mưa thất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Theo thống kê sơ bộ, dịp tháng 4, mỗi ngày có khoảng 10.000 trẻ nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM.
Theo các chuyên gia, thời tiết có hôm nắng nóng, nhiệt độ lên tới hơn 38 độ C rồi đột ngột mưa, giông khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp. Môi trường nóng ẩm, ngột ngạt là điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh. Bên cạnh đó, việc dùng máy lạnh lâu khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm hô hấp cấp...
Nắng nóng, tia cực tím khiến giảm sức đề kháng của trẻ em. Tình trạng thiếu nước dẫn đến rối loạn điện giải, nguy cơ mắc bệnh lý hô hấp tăng cao.
|
Mùa hè, trẻ dễ bị nhiễm bệnh.
|
Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của bé còn non nớt, các vi khuẩn như Hemophilus Influenza, phế cầu, liên cầu... dễ xâm nhập, nguy cơ lớn dẫn đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ.
Ngoài ra, nhiệt độ không ổn định khiến thực phẩm dễ ôi thiu gây bệnh tiêu hóa. Vào mùa hè, không khí nóng ẩm càng khiến vi khuẩn phát tán nhanh chóng.
Để phòng bệnh, ngày hè, các bậc phụ huynh nên hạn chế đưa trẻ ra đường khi nắng nóng hơn 30 độ C nhất là thời điểm chỉ số tia cực tím cao vào buổi trưa.
Phụ huynh không nên chủ quan khi thấy trẻ có những biểu hiện như: ho, sốt, sổ mũi... nếu sốt cao nhiều giờ, kèm theo các triệu chứng nôn ói, mệt mỏi, bỏ ăn thì nên cho bé đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị, mua thuốc cho con uống khi không có chỉ dẫn bác sĩ.
Gia đình nên để nhiệt độ phòng không quá thấp, không lạnh cũng không quá ấm, khoảng 23-26 độ C tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Ngoài ra, cha mẹ không để điều hòa thổi thằng vào mặt trẻ, tránh để bé ra ngoài đột ngột trước khi điều chỉnh nhiệt trong phòng gần với thời tiết thực.