1. Giúp trẻ hiểu rõ về giá trị của đồng tiền
Ngay từ khi trẻ bắt đầu tập đếm và tới khi biết tính toán bạn hãy giới thiệu với trẻ về tiền bạc. Việc giải thích tiền bạc lưu hành như thế nào một cách đơn giản và rõ ràng là điều tốt nhất. Điều này đóng một vai trò tích cực vì trẻ có thể học thông qua sự quan sát và lặp lại.
Bạn có thể dẫn con đi mua những thứ đơn giản, giúp chúng hiểu việc sử dụng tiền trong cuộc sống thường nhật. Thay vì bài học đếm là những con số trừu tượng, bạn có thể dạy con cách nhận biết các tờ tiền đang lưu thông, thối tiền thế nào… Cho con trực tiếp thanh toán với nhân viên thu ngân, con sẽ học về tiền tệ nhanh hơn, cảm thấy chủ động hơn.
2. Dạy trẻ ý thức được việc tiêu tiền
Trẻ em sớm nghĩ chúng có thể đổi tiền bạc để lấy những thứ tốt đẹp như kẹo bánh và đồ chơi đó là cách tiêu tiền của một đứa trẻ. Điều quan trọng là bạn cần là cho con hiểu những giá trị liên quan đến tiền bạc, làm thế nào để tiết kiệm tiền, làm cho tiền tăng lên, và quan trọng nhất là làm thế nào để tích lũy (tiết kiệm) hơn là chi tiêu.
Khi con lớn bạn cần cho con biết việc tích lũy một số tiền cho bản thân là điều vô cùng cần thiết
Bạn cũng có thể giải thích cho những đứa lớn hơn là có nhiều cách để trả tiền cho những món hàng mà không cần dùng tiền mặt như thẻ tín dụng, sec và thư chuyển tiền. Hãy nói một tấm thẻ nhỏ như thế nhưng lại rất có giá trị.
Một trong những mẹo dạy con quản lý tiền bạc hiệu quả nhất là Nguyên tắc S.O.S. Con có thể chia tiền tiết kiệm thành các phần như tiền mua dụng cụ học tập, tiền đóng học phí môn năng khiếu con thích, tiền tiết kiệm, tiền giúp đỡ bạn khó khăn…
3. Dạy trẻ nhận thấy tiền không phải là tất cả
Ở một số gia đình, cha mẹ thường trả công cho con khi trẻ làm thêm một số công việc trong gia đình. Tuy nhiên, việc này nếu không khéo sẽ biến con thành người tính toán với chính cha mẹ mình. Chỉ nên trả công khi trẻ làm thêm những việc tạo kinh tế gia đình, hoặc những việc cha mẹ có thể phải tốn tiền nếu thuê người khác làm. Còn những công việc nhà, trẻ sẽ phải chu toàn trách nhiệm mà không có tiền công nhật.
Khi chúng lớn hơn thông qua việc bạn đi làm trẻ sẽ tự nhận thức được “có làm thì mới có cái ăn”. Qua đó bạn cũng cần nói cho trẻ hiểu bằng việc kiếm tiền chân chính, có tiền sẽ thành công và đem lại sự thoải mái cho bản thân. Nhưng đồng tiền không chân chính sẽ là con đường dẫn đến bất lương tù tội.
Dạy con ý thức về tiền bạc không phải để trẻ thấy tiền to tát và có thể thay thế mọi thứ. Khi con trẻ đang trong độ tuổi đi học, cha mẹ nên hướng con ưu tiên việc học tập hơn là việc kiếm tiền.
4. Không nên cho trẻ tiền quá dễ dàng
Tiền sẽ làm hư trẻ chỉ ở trong trường hợp trẻ quá dễ dàng có tiền mà không đổ chút mồ hôi công sức nào. Thay vào đó, bạn có thể dạy con quản lý tài chính cơ bản từ chính tiền tiêu vặt của trẻ.
Điều cuối cùng là bạn không nên nuông chiều con bằng việc cho chúng quá nhiều tiền hoặc cho tiền một cách dễ dàng. Việc này sẽ khiến trẻ có thói quen xem nhẹ đồng tiền ngay từ nhỏ và cho đến lúc lớn chúng sẽ coi thường kể cả công sức của cha mẹ đã làm ra tiền, giá trị lao động và giá trị cuộc sống.