Nếu muốn thành công, trí thông minh là một trong những nhân tố quan trọng và hầu hết các bậc phụ huynh sẽ làm mọi cách để giúp bé cưng phát triển một cách tối đa. Tuy nhiên, mẹ có biết, có thứ còn quan trọng hơn trí thông minh?
Theo thống kê, trí thông minh có thể giúp tăng 20% tỷ lệ thành công trong tương lai của trẻ. Một con số đáng kể đúng không? Nhưng hẳn mẹ còn ngạc nhiên hơn khi biết rằng, trí tuệ cảm xúc là thứ giúp trẻ tăng 80% tỷ lệ thành công trong cuộc sống về sau.
Trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là EQ, thường được xác định dựa trên khả năng đánh giá, nhận biết và kiểm soát cảm xúc của mỗi người. Đặc biệt, theo các chuyên gia, nhờ phát triển trí tuệ cảm xúc, bé cưng có thể thành công hơn nhờ các khả năng sau:
- Do có khả năng kiểm soát cảm xúc và tâm lý của mình, trẻ có khả năng xử lý tình huống tốt hơn, linh hoạt hơn.
- Ít bị ảnh hưởng bởi áp lực và những lo lắng. Vì vậy, nguy cơ sử dụng các chất kích thích cũng giảm hẳn
- Thân thiện và dễ hòa nhập hơn
- Kỹ năng xã hội phát triển tốt
- Tinh ý và có thể nhanh chóng nhận biết sự thay đổi cảm xúc của người xung quanh. Nhờ vậy, khả năng duy trì mối quan hệ tốt hơn.
5 bước đơn giản giúp bé phát huy trí tuệ cảm xúc
- Bước 1: Dạy con những cung bậc cảm xúc
Mẹ có thể giúp bé định hình cảm xúc của mình ngay từ khi còn nhỏ. Khuyến khích trẻ nói cho bạn nghe đều bé muốn và cảm thấy, không chỉ những lúc bé buồn mà còn những lúc bé vui. Cách này sẽ giúp trẻ nhận biết và hiểu được những cảm xúc của mình.
- Bước 2: Bày tỏ sự đồng cảm
Sau khi đã giúp con xác định được cảm xúc của mình, mẹ nên bày tỏ cho bé thấy sự thấu hiểm và cảm thông của mình với những vấn đề của con. Tuy nhiên, nếu không đồng ý với những điều bé muốn, mẹ nên giải thích cho bé hiểu vì sao.
- Bước 3: Dạy con cách giải quyết vấn đề
Khuyến khích trẻ tự đưa ra cách giải quyết vấn đề hoặc mẹ có thể đưa ra một vài gợi ý để bé chọn lựa. Cách này giúp bé tự rèn luyện khả năng tư duy và xử lý tình huống tốt hơn.
- Bước 4: Làm gương cho bé
Trẻ em là một tấm gương phản chiếu chính xác hành động của cha mẹ. Vì vậy, nếu mẹ thường xuyên quan tâm, ở bên cạnh và cùng bé chia sẻ nỗi buồn, bé cũng có xu hướng sẽ hành động tương tự như vậy. Chẳng hạn, bé có thể nhận thấy bạn buồn và đến bên bạn đề nghị giúp đỡ.