Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ học và chơi nhằm đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy, khi trẻ được chơi, đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động góc. Chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình, chúng tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như bác sĩ, bác thợ xây, bác bán hàng, làm người nội trợ,... Với vai trò đó chúng chúng tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng vì chơi của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật. Hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ