Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé
Trong năm đầu tiên chào đời, cân nặng của em bé tăng gấp ba lần sau khi sinh. Để phát triển đến mức đó, trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng hơn bất kỳ lúc nào khác. Trẻ em phát triển mạnh nhờ hàng tá các chất dinh dưỡng phối hợp với nhau để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, như canxi, vitamin D, các loại vitamin khác...
1. Canxi
Canxi là siêu chất dinh dưỡng giúp xương và răng chắc khỏe. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong quá trình phát triển của xương. Nguồn canxi tốt nhất đến từ các nguồn thực phẩm, qua các cách bổ sung sau:
- Bạn nên bắt đầu một ngày của con bạn với một bát ngũ cốc nguyên hạt lạnh hoặc nóng, bên trên là sữa tách béo hoặc ít béo và trái cây tươi cắt lát.
- Cho trẻ ăn sữa chua ít béo, sinh tố hoặc phô mai sau giờ học và giữa các bữa ăn để có một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng.
- Nước ép và ngũ cốc bổ sung canxi là những lựa chọn thay thế tốt nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con bạn.
Có thể thay đổi bữa ăn nhẹ của trẻ nhằm tăng lượng canxi bằng cách trộn sữa socola ít béo, chuối và đá vào một ly sinh tố thơm ngon cho bữa ăn nhanh, món tráng miệng hoặc bữa ăn nhẹ.
Các cô gái tuổi teen nói riêng nằm trong số những người có lượng canxi thấp nhất so với nhu cầu của họ. Thiếu canxi trong thời niên thiếu sẽ gây ra nhiều khó khăn bởi cơ thể chỉ hình thành được khoảng một nửa khối lượng xương mà nó sẽ có. Liên tục thiếu canxi trong những năm này là một trong những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh loãng xương về sau. Nó thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn đối với phụ nữ vì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Vậy trẻ cần nhận bao nhiêu canxi là đủ? Theo các chuyên gia, nhu cầu canxi hàng ngày của trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi:
- Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi cần 500 miligam.
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 800 miligam.
- Trẻ em từ 9 đến 18 tuổi cần 1.300 miligam.
Canxi là siêu chất dinh dưỡng giúp xương và răng chắc khỏe
2. Vitamin D
Vitamin D rất quan trọng đối với việc hấp thụ canxi để giúp hình thành và duy trì xương chắc khỏe. Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo tất cả các trẻ bú sữa mẹ cần bổ sung một lượng 400 IU vitamin D mỗi ngày.
Sữa là một trong số ít nguồn cung cấp vitamin D. Vì vậy, trẻ em trên 1 tuổi nên uống 32 ounce sữa tăng cường mỗi ngày hoặc nhận các nguồn vitamin D khác.
3. Chất xơ
Trẻ em cũng rất cần chất xơ, hay còn gọi là thức ăn thô. Tất cả mọi người, bao gồm có trẻ em cần rất nhiều chất xơ mỗi ngày. Nên cho trẻ làm quen với hương vị thơm ngon của thực phẩm dạng sợi:
- Một bát đầy ngũ cốc giàu chất xơ là một khởi đầu tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con trẻ. Đọc nhãn thực phẩm để tìm ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều gram chất xơ mỗi khẩu phần. Thông thường, càng nhiều đường trong một loại ngũ cốc, càng ít chất xơ. Thêm vị ngọt vào ngũ cốc với trái cây tươi, đóng hộp (không đường) hoặc trái cây đông lạnh.
- Có sẵn các loại trái cây và rau quả cắt sẵn để giúp con bạn đáp ứng các chất xơ được khuyến nghị hàng năm cộng với chất xơ hàng ngày. Cho trẻ dùng nước trái cây ở mức tối thiểu. Các loại trái cây và rau củ chứa chất xơ nhiều hơn và ít đường hơn hầu hết các loại nước ép.
- Đậu là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và protein. Bạn có thể dùng đậu trong các món súp, các món hầm, sa lát và trứng ốp la.
Nhóm thực phẩm chứa chất xơ
4. Các loại vitamin
Đây được coi là chìa khóa để có được thị lực tốt, đặc biệt là phát hiện màu sắc và tầm nhìn vào ban đêm. Nó hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch của trẻ bằng cách bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng và tăng cường chống nhiễm trùng.
Bổ sung vitamin A cho trẻ bằng việc cho trẻ ăn cà rốt, các loại rau và trái cây có nhiều màu sắc khác nhau, như dưa đỏ và khoai lang.
Bao gồm thiamin, riboflavin, niacin, folate, axit pantothenic, B6, B12 và biotin, giúp cơ thể chúng tạo ra và sử dụng năng lượng. Không có đủ vitamin B, trẻ có thể bị thiếu máu.
Bạn có thể tìm thấy một loại vitamin B trong mỗi nhóm thực phẩm. Ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gà, thịt, rau xanh và sữa là những thực phẩm giàu vitamin B.
Giúp trẻ tránh được tình trạng hắt hơi và sụt sịt bằng cách giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nó cũng giúp vết trầy xước và vết thương mau lành hơn.
Trẻ em có thể uống một ly nước cam hoặc tốt hơn là nên ăn một quả cam. Các loại trái cây và rau quả khác cũng là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, chẳng hạn như dâu tây, cà chua, dưa đỏ và ớt đỏ ngọt.
5. Choline
Chất dinh dưỡng này không phải là vitamin, mặc dù nó thường được nhóm với vitamin B, nhưng đây cũng là một chất quan trọng. Các tế bào trong cơ thể cần Choline để giữ được cấu trúc của chúng, và hệ thống thần kinh cần nó để tăng tốc việc truyền tải tín hiệu trên khắp cơ thể.
Cơ thể không tự tạo ra choline, vì vậy trẻ em cần bổ sung thông qua nguồn thực phẩm như trứng, cá, thịt bò, thịt gà và bông cải xanh.
Bông cải xanh chứa lượng lớn choline
6. Sắt
Các tế bào hồng cầu sử dụng sắt để vận chuyển oxy đến phần còn lại của cơ thể.
Thịt bò, thịt nạc, hoặc cho trẻ em các loại thực phẩm khác như đậu, rau xanh đậm và ngũ cốc giúp tăng cường chất sắt.
Chế độ ăn của trẻ em thường thiếu chất sắt, một khoáng chất thiết yếu mang oxy trong máu và giúp trẻ em tràn đầy năng lượng. Tăng cường chất sắt trong chế độ ăn của trẻ bằng thịt nạc, trứng, cá, rau xanh đậm, đậu, trái cây sấy khô và ngũ cốc tăng cường chất sắt.
- Sử dụng trứng vào bữa sáng kèm theo cam hoặc nước cam để tăng cường hấp thu sắt.
- Cho trẻ dùng salad rau bina trong bữa ăn, dâu tây, quả nam việt quất khô, hoặc hạnh nhân xắt nhỏ.
- Khi trẻ không hợp tác trong bữa ăn, có thể cung cấp ngũ cốc tăng cường chất sắt với sữa ít béo hoặc sữa chua và trái cây nhằm thay thế bữa ăn một cách phù hợp.
7. Magie
Chất dinh dưỡng này là một trong những khối xây dựng của các tế bào trong cơ thể và đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra năng lượng. Một chế độ ăn giàu magie sẽ giúp cho trái tim của con khỏe mạnh hơn vào tuổi trưởng thành.
Ngũ cốc cám, gạo nâu, đậu phụ, đậu, hạnh nhân, và các loại hạt khác đều là những nguồn cung cấp magie tuyệt vời.
8. Kali
Hầu như mọi tế bào và cơ quan trong cơ thể đều cần Kali để hoạt động ổn định. Nó cũng quan trọng đối với huyết áp, hỗ trợ chức năng tim và cơ bắp khi trẻ vận động nhiều.
Chuối là thực phẩm giàu kali, tuy nhiên bạn cũng có thể tìm thấy nó trong khoai lang, đậu trắng, sữa tách béo và sữa chua ít béo.
Thành phần Kali được tìm thấy trong khoai lang
9. Kẽm
Kẽm có thể giúp trẻ tránh cảm lạnh bằng cách giúp hệ thống miễn dịch của trẻ chống lại sự xâm nhập của virus và các vi trùng khác. Thêm vào đó, cơ thể của trẻ cần kali để tăng trưởng và phát triển một cách đầy đủ.
Gà, đậu, và ngũ cốc ăn sáng là những nguồn thực phẩm giàu kali.
10. Chất đạm
Mỗi tế bào trong cơ thể được làm từ chất đạm, hay còn gọi là protein. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Protein có trong các sản phẩm từ động vật, chẳng hạn như sữa, trứng, hải sản và thịt. Với số lượng ít hơn, nó cũng có trong đậu, các loại hạt, rau và ngũ cốc. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bằng việc bổ sung những thực phẩm giàu protein.
- Ngay cả những đứa trẻ khó tính cũng thích trứng. Bánh mì nướng Pháp, trứng cuộn, bánh kếp và trứng ốp la là những món ăn có chứa nhiều protein, sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
- Cho trẻ ăn các món ăn được làm từ cá hồ để cung cấp protein với axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch
- Bổ sung thêm các loại hạt vào ngũ cốc, sữa chua, hoặc rau để tăng protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.
11. Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại các chất có hại có thể làm hỏng các tế bào trong cơ thể. Tăng cường chế độ ăn cho trẻ bằng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như hạnh nhân, quả mọng, cam quýt, cà rốt, rau bina, cà chua và ớt chuông.
- Cho trẻ ăn cam hoặc uống nước ép cam 100%
- Chuẩn bị bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ cho trẻ với cà rốt, cà chua nhỏ và vài lát ớt chuông đỏ. Đây đều là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
- Thêm nhiều cà chua - thực phẩm giàu chất chống oxy hóa hoặc sốt cà chua vào pizza, spaghetti, bánh mì thịt, súp và món hầm.
Phụ huynh có thể cho trẻ dùng bữa nhẹ với cà rốt giúp cung cấp các chất chống oxy hóa
12. Các axit béo thiết yếu
ARA và DHA là các axit béo rất quan trọng đối với não và thị giác của bé .
Chúng được tìm thấy trong sữa mẹ khi người mẹ bổ sung các chất này thông qua chế độ ăn uống.
13. Các nucleotide
Những khối xây dựng RNA và DNA này cũng được tìm thấy trong sữa mẹ.
Các nucleotide giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của em bé và các cơ quan tiêu hóa phát triển.
14. Prebiotic và men vi sinh
Prebiotic là vi khuẩn "tốt" có thể giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn "xấu" gây nhiễm trùng. Prebiotic thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn tốt trong đường ruột.
Công thức bổ sung men vi sinh có thể ngăn trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm, nhưng dường như nó không mang lại lợi ích trong điều trị tiêu chảy hoặc đau bụng.
Những em bé sinh non (trước 37 tuần) hoặc có cân nặng khi sinh thấp cần dinh dưỡng đặc biệt để giúp trẻ bắt kịp sự tăng trưởng. Trẻ bú sữa mẹ có thể được bổ sung thêm một số chất có trong sữa, trong đó có:
- Thêm calo
- Thêm chất béo
- Chất đạm
- Vitamin
- Khoáng chất
Trẻ sinh non không bú mẹ sẽ cần có một công thức đặc biệt. Những công thức này có lượng calo cao hơn. Chúng cũng chứa thêm protein, vitamin và khoáng chất.
Trong 12 tháng đầu không nên cho trẻ uống sữa bò nguyên chất bởi không có đủ chất sắt, vitamin E và axit béo thiết yếu cho bé. Ngoài ra, sản phẩm này chứa quá nhiều protein, natri và kali để cơ thể trẻ hấp thụ, đồng thời có thể gây hại.