Bệnh sốt xuất huyết
Tiết giao mùa xuân – hè là thời điểm cho nhiều dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là dich sốt xuất huyết. Khí hậu miền Bắc đang chuyển từ xuân sang hè nóng lạnh, mưa nắng thất thường, trời ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại muỗi phát triển. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut sau đó truyền cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti.
Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết
Mức độ tiến triển bệnh không thể lường trước với biểu hiện sốt cao từ 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày, người bệnh luôn mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng. Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là biểu hiện nổi trội. Hiện tượng hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 tới ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ dưới da – đôi khi gây ngứa, sau đó lan rộng hướng về mặt, chân, tay
Bệnh hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc trị vì vậy mỗi người cần phòng tránh bệnh 1 cách chặt chẽ, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa – dịch dễ bùng phát.
Bệnh tay chân miệng
Chính thời điểm chuyển từ mưa sang nắng nóng, nhiệt độ trong ngày chênh lệch cao,… là thời điểm mà khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ suy yếu nên vi khuẩn, vi rút dễ dàng xâm nhập, tạo điều kiện cho bệnh chân tay miệng phát triển. Bệnh chân tay miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên, bệnh lây qua đường tiêu hóa – khi trẻ tiếp xúc với trẻ khác mang bệnh.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ (ảnh minh họa)
Triệu chứng của bệnh ban đầu thường là sốt nhẹ kèm đau họng, đau miệng, chảy nước dãi và lười ăn hơn. Trong miệng, môi, lưỡi trẻ có những vết loét đỏ như lở miệng. Ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông của trẻ có những vết phát ban dạng phỏng nước. Trường hợp bệnh nặng trẻ có thể bị run tứ chi, rung giật cơ, nhịp tim mạch nhanh, thở gấp,… Trẻ bị chân tay miệng cần được đưa đi khám và điều trị kịp thời tránh dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm não, phù phổi cấp có thể dẫn tới tử vong.
Dị ứng là bệnh thường gặp khi giao mùa ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu hay người có cơ địa dị ứng. Hiện tượng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ thường là do làn da của bé mỏng manh, non nớt, chưa thích nghi với sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày cùng sự sụt giảm độ ẩm không khí… Các triệu chứng dị ứng ở mỗi người là khác nhau.
Dị ứng ở trẻ nhỏ (ảnh minh họa)
Bệnh biểu hiện với nhiều triệu chứng như:
Phát ban trên da: những nốt mẩn đỏ mọc ở những vùng da hở.
Viêm mũi dị ứng: bé hắt hơi nhiều lấn, có dịch mũi, hốc mũi, đường thở bị tắc nghẹt khiến trẻ thở khó khăn
Biểu hiện dị ứng trên da: da khô nứt, tróc vảy khô, da đỏ ửng hoặc trên người sưng da nhiều chỗ.
Tùy từng loại dị ứng mà bạn cần có các cách phòng tránh khác nhau. Bạn nên giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho bé, vệ sinh cá nhân thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng,…