Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) cảnh báo những những người bị ho khan, ho có đờm lâu ngày cần kiêng những món sau:
1. Đồ ăn lạnh, cay : Đồ ăn quá lạnh, cay và nóng dễ gây kích thích vòm họng, khiến triệu chứng ho nặng thêm. Đối với trẻ em Đối với trẻ em ho kích ứng, tuyệt đối không uống đồ uống có ga vì có thể gây nên những cơn ho kéo dài. Trẻ nhỏ cũng không nên ăn cay, vì khi ăn gây kích ứng, lúc đó, ho sẽ rất dễ gây sặc và nguy hiểm cho trẻ.
2. Tôm, cua (các loại hải sản): Đối với trẻ em ho kích ứng, tuyệt đối không uống đồ uống có ga vì có thể gây nên những cơn ho kéo dài. Trẻ nhỏ cũng không nên ăn cay, vì khi ăn gây kích ứng, lúc đó, ho sẽ rất dễ gây sặc và nguy hiểm cho trẻ.
|
Nhiều người bị dị ứng với protein trong tôm, cua, gây ra ho kích ứng. Ảnh: Foodnetwork. |
3. Những đồ ăn quá mặn hay quá ngọt Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt không liên quan nhiều đến những cơn ho. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.
4. Thực phẩm chiên rán Các loại thực phẩm chiên rán cũng không được khuyến khích cho những người đang bị ho. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh càng lâu khỏi.
Theo bác sĩ Đức, để nhanh khỏi, người bệnh nên ưu tiên ăn những món sau:
– Thức ăn lỏng, dễ nuốt: Khi bị ho dễ gây ra cảm giác khô, đau rát cổ họng. Bởi vậy, cần chế biến các thực phẩm dễ nuốt, mềm như các món súp, cháo (súp gà), nước luộc rau củ,… để tránh gây tổn thương cho cổ họng.
– Thực phẩm giàu vitamin A, C: Rau củ quả có màu xanh, đỏ, đậm như cam, chanh, bưởi, súp lơ, khoai lang; các thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể chống đỡ với bệnh tật tốt hơn.
– Ăn nhiều tỏi, hành tây: Đây là những thực phẩm có công dụng kháng viêm, tiêu diệt virus. Chúng là những kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả để trị ho, viêm họng.