1. Củ cải và rau ngót
Củ cải, rau ngót cũng được xem là “khắc tinh” của bệnh nhiệt miệng. Mẹ hãy giã nát rau ngót, vắt lấy nước hoặc dùng nước ép củ cải để trẻ ngậm và súc miệng nhiều lần mỗi ngày. Chỉ sau 2 -3 ngày áp dụng cách chữa này, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi các vết nhiệt miệng đã hoàn toàn biến mất.
2. Mật ong
Mật ong sẽ là nguyên liệu chữa nhiệt miệng cho trẻ vô cùng hiệu nghiệm và nhanh chóng. Nhờ có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao, mật ong giúp giảm đau nhanh các vết nhiệt miệng, cũng như ngăn chặn các vết nhiệt mới mọc thêm chỉ sau một lần sử dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn mật ong với một ít bột nghệ, thoa vào vùng bị lở của trẻ, hỗn hợp này sẽ đẩy nhanh tiến trình phát triển mô mới, giúp vết nhiệt miệng nhanh lành hơn.
Bạn sẽ thấy ngay được tác dụng kỳ diệu của mật ong nếu dùng mật ong nguyên chất thoa lên các vết loét cho trẻ bị nhiệt miệng vào buổi tối, trước lúc đi ngủ và để như vậy qua đêm. Ngày hôm sau, các vết lở này sẽ se lại và đau nhức giảm hẳn. Trẻ sẽ sớm có thể nói chuyện, ăn uống dễ dàng, bình thường trở lại.
3. Nha đam
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nha đam có tính sát khuẩn, chống viêm, do vậy đây được xem là một nguyên liệu đắt giá trị nhiệt miệng cho trẻ. Thực tế cũng cho thấy, nha đam giúp giảm cảm giác đau đớn, khó chịu hiệu quả. Bạn cắt lá nha đam, lột vỏ, chỉ lấy phần thịt bên trong, rồi thoa nhẹ vào vết nhiệt miệng của trẻ 3 – 4 lần/ ngày và chờ kết quả nhanh chóng.
4. Râu bắp, rau má và bột sắn dây
Bạn cũng có thể cho trẻ dùng một số loại rau, quả theo cách chữa nhiệt miệng quen thuộc của dân gian như rau má, râu bắp, bột sắn dây… Với tác dụng làm lành vết nhiệt miệng rất nhanh chóng, bạn hãy chế biến rau má thành nước ép rau má, nấu nước rau má hoặc nấu canh cho trẻ ăn.
Chứa nhiều Vitamin và các vi chất, râu bắp nổi tiếng bởi tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giảm sưng viêm, chữa nhiệt miệng rất tốt cho trẻ. Bạn có thể nấu nước râu bắp để trẻ uống như nước lọc hàng ngày.
Tuy nhiên, những chữa nhiệt miệng với một số loại rau, quả dễ tìm, dễ nấu này đòi hỏi mẹ phải kiên trì vì trẻ dùng sau một vài ngày mới thấy được hiệu quả rõ rệt.
Bên cạnh đó, bạn cho trẻ uống nước bột sắn dây 2 lần mỗi ngày cũng giúp trẻ giảm đau, nhanh lành các vết nhiệt miệng.
5. Nước muối sinh lý
Vệ sinh răng miệng rất cần thiết để tránh tình trạng nhiệt miệng ở trẻ tăng nặng. Bạn hãy để trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng 3 lần một ngày. Nhờ đặc tính kháng viêm và sát khuẩn cao, muối làm sạch miệng và vi khuẩn trong khoang miệng, giúp vết nhiệt miệng nhanh lành.
6. Các chế phẩm từ sữa
Một cách chữa nhiệt miệng rất đơn giản mà các mẹ cần biết, đó chính là tăng cường cho trẻ dùng các chế phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống như sữa chua, phô mai… Các chế phẩm từ sữa lên men có tác dụng tăng cường vi khuẩn lành mạnh của hệ tiêu hóa, giúp miệng trẻ sớm thoát khỏi những vết loét khó chịu.
7. Trái cây tươi
Tăng cường các loại trái cây tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhiệt miệng. Mẹ nên lựa chọn những loại hoa quả giàu vitamin A, C, B6, B12, PP như nho, dâu, cam, chanh, bưởi, ổi, dưa hấu, xoài chín… Những loại vitamin này sẽ thúc đẩy cơ thể tái tạo niêm mạc miệng, giúp trẻ nhanh lành các vết lở loét do nhiệt miệng gây nên. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý cách cho ăn, và liều lượng phù hợp bởi trái cây có vị chua dễ làm trẻ bị đau rát.