1. Không sử dụng dầu ăn
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng nếu sử dụng dầu ăn cho bé trong chế biến thức ăn sẽ khiến bé béo phì hoặc tăng cân nhanh. Tuy nhiên đây là một trong những sai lầm khi nấu cháo cho trẻ đó bởi dầu ăn giúp trẻ dễ dàng hấp thu các dưỡng chất hơn, giúp bé yêu khỏe mạnh, phát triển tốt.
Đồng thời sử dụng dầu ăn trong nấu cháo cũng là một cách bổ sung chất béo bão hòa đảm bảo bổ sung đầy đủ nguồn dưỡng chất cho trẻ.
2. Liên tục ninh xương nấu cháo cho trẻ
Một trong những sai lầm khi nấu cháo cho trẻ mà các bậc phụ huynh thường mắc phải là việc thường xuyên ninh xương nấu cho cho bé. Sử dụng nước xương nấu cháo sẽ giúp món ăn thêm ngọt hơn, ngon hơn nhưng dưỡng chất lại không hề có. Bởi các dưỡng chất quan trọng như sắt, canxi, đạm… có trong phần thịt xương chứ không phải phần xương.
Thế nên khi sử dụng nước xương để nấu cháo cho bé, mẹ cũng cần sử dụng thêm các phần thịt xương vào cùng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
3. Thời gian ăn bột nhuyễn của trẻ kéo dài
Nhiều mẹ lại có thói quen kéo dài thời gian ăn bột nhuyễn của trẻ khiến trẻ không thể phát triển tốt cơ nhai, cơ hàm như những trẻ cùng trang lứa khác. Thậm chí điều này gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Theo các nghiên cứu thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm với bột mịn, xay nhuyễn kéo dài từ 1 đến 2 tháng, sau đó cho trẻ ăn cháo loãng rồi đến cháo đặc và cuối cùng là cơm. Vì vậy các bậc phụ huynh đưng phạm những sai lầm khi nấu cháo cho trẻ tưởng chừng đơn giản nhưng lại nguy hại này.
4. Nấu cháo cho bé ăn cả ngày
Những sai lầm khi nấu cháo cho trẻ của các mẹ phải kể đến là việc nấu cháo cho bé ăn cả ngày. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay do bận công việc nên thường nấu một lần và cho bé ăn cả ngày, mỗi lần ăn sẽ đem nấu lại.
Tuy nhiên việc đun cháo nhiều lần sẽ làm nhiều chất dinh dưỡng mất đi và việc bảo quản trong ngăn mát, khi cho ra ngoài dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập. Trẻ sử dụng cháo nấu lại nhiều lần dễ bị đau bụng, tiêu chảy và chậm tăng cân.
5. Cho trẻ ăn quá mặn
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng cho gia vị vào các món ăn sẽ giúp bé ăn ngon miệng và làm quen được với nhiều loại gia vị khác nhau. Hơn nữa nhiều bậc cha mẹ có tư tưởng “nêm nếm” gia vị vừa miệng với mẹ. Tuy nhiên điều này là một sai lầm lớn bởi vị giác của bé rất nhạy cảm. Nếu mẹ thấy vừa thì thực tế với con là rất mặn.
Ngoài ra việc ăn quá mặn cũng là nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ, khiến trẻ dễ bị rối loạn vị giác, khả năng mắc bệnh cao huyết áp, đau tim, đột quỵ sau này là rất cao.
6. Cho thêm ngũ cốc vào cháo
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng việc cho thêm ngũ cốc vào cháo sẽ giúp gia tăng dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên đây là một việc làm hết sức sai lầm bởi ngũ cốc không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi. Cho ngũ cốc vào cháo sẽ khiến trẻ nhanh no, khó tiêu và dần dần dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.
7. Cho bé ăn quá nhiều khoai tây, cà rốt
Nhiều bậc cha mẹ thường xuyên có thói quen cho con ăn nhiều khoai tây, cà rốt vì khi chế biến món cháo sẽ thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều khoai tây trẻ dễ thừa tinh bột, còn ăn quá nhiều cà rốt sẽ bị vàng da. Do đó tốt nhất cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đa dạng các loại rau củ để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
8. Mua “cháo dinh dưỡng” cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh vì bận rộn mà không có thời gian chế biến cháo cho con. Do đó hay mua cháo dinh dưỡng bên ngoài. Hoặc đơn giản nhiều người vì thích những món cháo này mà cứ mua thường xuyên. Tuy nhiên cháo dinh dưỡng được bán ở các quán thường không đủ chất dinh dưỡng bởi quá loãng và cũng không biết họ nấu có đảm bảo vệ sinh hay không. Tốt nhất bạn nên hạn chế cho bé ăn cháo ngoài quán mà hãy dành thời gian chế biến cho con.