Những đối tượng dễ bị nhiễm cúm
Cúm thường xuyên xảy ra với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là khi bé nhỏ hơn 2 tuổi. Những bé sinh non (sinh trước tuần thai thứ 37), mắc bệnh mãn tính, hen suyễn, tế bào máu hình liềm đều có nguy cơ bị cúm cao hơn trẻ em bình thường. Những trẻ em này cũng có nguy cơ bị nguy hiểm nhiều hơn khi mắc cúm.
Các biểu hiện trẻ bị bệnh cúm
Chúng ta thường nghe từ “cảm cúm” và nghĩ rằng đó là một tình trạng sốt, ho hay sổ mũi không mấy nghiêm trọng. Kỳ thực, cúm và cảm lạnh là hai bệnh khác nhau. Trong thế kỷ XX, 3 trận đại dịch cúm diễn ra đã giết chết hàng chục triệu người trên thế giới. Thật may mắn là con số đó đã giảm đi rất nhiều trong những lần bùng phát dịch gần đây. Tuy vậy, mẹ vẫn nên đề cao cảnh giác khi con có những biểu hiện dưới đây:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Ho
- Đau họng
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Đau cơ, đau mình mẩy
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Nôn và tiêu chảy
- Các triệu chứng này có thể kéo dài cả tuần lễ.
Trường hợp nào cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Một số dấu hiệu cho thấy bé cần được sự can thiệp y tế, bao gồm:
- Khó thở, thở gấp
- Da tái xanh
- Không uống đủ nước
- Không thức dậy và tương tác với bạn
- Cảm thấy bứt rứt khó chịu đến mức không muốn được ôm
- Các triệu chứng đã thuyên giảm nhưng đột ngột quay lại, sốt và ho nặng hơn
- Sốt kèm theo phát ban.
Điều trị bệnh cúm cho trẻ như thế nào
Để chữa trị cúm, bác sĩ thường phải dùng các loại thuốc kháng sinh để khống chế các loại virus gây ra bệnh. Thuốc có tác dụng tốt nhất là trong vòng 2 ngày sau khi mắc bệnh. Ngoài kháng sinh, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc giúp hạ sốt. Đối với bé sơ sinh, mẹ tuyệt đối không cho con dùng thuốc mà chưa được tư vấn bởi các bác sĩ nhé.
Ngừa bệnh cúm cho trẻ như thế nào
Những lưu ý rất nhỏ trong cách chăm sóc đối với các bé bị bệnh sẽ giúp hạn chế sự lan truyền của bệnh. Khi trong nhà có trẻ bị cúm, bạn nên thực hiện theo các bước dưới đây:
- Không hôn bé, nhất là hôn lên môi
- Cho bé ho vào khăn hoặc dùng cánh tay để che miệng khi ho, sau đó vứt khăn giấy vào sọt rác.
- Rửa tay sạch với xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn trước và sau khi chăm sóc bé
- Khi vệ sinh đồ dùng của bé, bạn nên dùng dung dịch xà phòng nóng.
- Không cho bé dùng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, ly chén, mắt kiếng với người khác.
- Hạn chế bé tiếp xúc với người khác
Tiêm phòng vắc-xin cúm có hiệu quả với trẻ nhỏ hay không
- Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc-xin cúm. Vắc-xin này được tiêm nhắc lại mỗi năm để tránh mắc phải căn bệnh này.
- Nếu trẻ trên 2 tuổi, bé còn có thể sử dụng một dung dịch xịt mũi đặc biệt với tác dụng chữa trị căn bệnh này.