1. Bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ là gì?
- Bệnh trầm cảm là triệu chứng ảnh hưởng tâm lý, rối loạn cảm xúc lưỡng cực và khí sắc. Thông thường người bị trầm cảm thường có tâm trạng không ổn định, hay đau buồn, ít cười mặc dù bên ngoài không có những biểu hiện gì đặc biệt.
- Ở trẻ nhỏ, bệnh trầm cảm cũng có nguy cơ phát triển nếu gặp phải bất kì biến cố nào đó tác động mạnh mẽ lên tâm lý. Bệnh sau khi xuất hiện nếu không được quan tâm và áp dụng các biện pháp chữa trị, sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó chữa lành về sau.
2. Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến từ môi trường xung quanh, khiến trẻ phải đối mặt với những tổn thương sâu sắc về tâm lý. Một số nguyên nhân có thể kể đến:
- Do các vấn đề về học tập, áp lực lớn nhưng trẻ không thể thực hiện được, không có điểm số cao, thành tích học tập tốt.
- Thay đổi môi trường sống, chuyển nhà, cha mẹ chia tay…
- Di truyền từ cha hoặc mẹ bị trầm cảm, triệu chứng tâm thần…
- Những vấn đề về tình cảm gia đình, trẻ thường có những biểu hiện suy nghĩ nhiều, đau buồn và tự đổ lỗi cho bản thân.
- Gia đình có người thân hoặc thú cưng chết, để lại nỗi buồn sâu sắc cho trẻ nhỏ.
- Trẻ em bị bắt nạt, xa lánh, bạn bè tẩy chay tại trường nhưng không thể chia sẻ với gia đình.
3. Những biểu hiện bệnh trầm cảm ở trẻ em
- Đối với người lớn, bệnh trầm cảm có thể được biểu hiện ra ngoài hoặc hoàn toàn che giấu bên trong. Nhưng các biểu hiện trầm cảm ở trẻ nhỏ lại có những khác biệt hơn. Nhiều cha mẹ thường nhầm tưởng tính cách của con, khi thấy trẻ ít nói, lười biếng, nhút nhát dù khả năng nghe, học khá tốt. Tuy vậy trầm cảm ở trẻ nhỏ, lại mang những biểu hiện khá khác biệt so với các chứng bệnh về tâm lý như tự kỷ, suy giáp, thiểu năng khác.
- Trẻ khi bị trầm cảm thường lầm lì, ít nói, dạy bảo thường cứng đầu không nghe lời, ít khi vui cười, khả năng giao tiếp không linh hoạt, lười giao tiếp mặc dù khả năng tiếp thu vẫn tốt, các giác quan vẫn có những nhạy cảm với thế giới xung quanh.
4. Nên làm gì khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu trầm cảm
Với các vấn đề về tâm lý thì những giải pháp quan tâm của cha mẹ, điều chỉnh tâm lý cho con trẻ kết hợp với các phương pháp điều trị của bác sĩ tâm lý là tốt nhất.
- Không nghiêm khắc với trẻ, không đánh khi trẻ phạm sai lầm, không hỏi dồn, bắt buộc trẻ phải trả lời ngay.
- Khi thấy có những bất ổn về mặt tâm lý, an ủi, quan tâm trẻ nhiều hơn dù rằng trẻ sẽ không chịu chia sẻ từ ban đầu.
- Quan sát tình trạng của trẻ ở trường, những mối quan hệ bạn bè hiện có để đảm bảo các yếu tố này đang có những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến trẻ.
- Áp dụng các biện pháp trị liệu bằng thuốc có chừng mực theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên thúc ép mà chỉ khuyến khích và trẻ không hấp thu được thì không nên tiếp tục.
- Điều chỉnh mối quan hệ và tình trạng hôn nhân gia đình nếu có, hướng đến cảm nhận của trẻ trước mọi vấn đề tình cảm gia đình.
- Cho trẻ tham gia nhiều hơn các hoạt động xã hội bên ngoài. Những hoạt động vui chơi, tham gia có tập thể giúp trẻ cải thiện khả năng hòa nhập, vui vẻ hơn.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung thêm nhiều vitamin.
- Không có những biện pháp thúc ép, gây áp lực ở trẻ khi chúng chưa đạt được những thành tích nhất định trong học tập.
5. Nhận biết dấu hiệu trầm cảm ở trẻ
Dựa theo một số dấu hiệu sau, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trầm cảm ở trẻ một cách chính xác hơn:
- Có những biểu hiện nhận thức, hoạt động chậm hơn so với trẻ nhỏ khác. Khi 1 tuổi cần biết nói, 2-3 tuổi biết đi nhưng vẫn chưa có được những biểu hiện kể trên.
- Khả năng chú ý và trí nhớ kém, học lâu, hay quên. Khi nhắc nhở, dặn dò thường tỏ ra lơ đãng, cần lặp đi lặp lại nhiều lần mới có thể thực hiện.
- Cảm xúc rối loạn, hay cáu gắt thất thường, thường không thể hiện cảm xúc không hài lòng với người lớn.
- Hay khóc thét, khóc vào giữa đêm và không có giấc ngủ ổn định, hay giật mình.
- Đối với trẻ trong giai đoạn bú mẹ thường không ổn định, đôi khi đòi bú khi chưa đến bữa nhưng cũng thường xuyên bỏ bú, bú ít.