1. Vai trò chất sắt đối với trẻ
Vai trò quan trọng nhất của sắt là cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển oxy cho nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi.
Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, độ toan dạ dày giảm; ảnh hưởng đến hệ thần kinh: mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền thần kinh.
Sắt tham gia vào tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm.
Sắt là một yếu tố vi lượng đã được nghiên cứu từ lâu, đây là một trong 3 vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt) đang được quan tâm vì sự thiếu hụt các vi chất này đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng. Mặc dù sự hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ, nhưng sắt rất cần thiết cho sự sống, vì sắt cần thiết cho nhiều chức năng sống:
- Chức năng hô hấp: Tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan.
- Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.
- Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp, sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.
- Sắt tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzyme hệ m miễn dịch.
2. Cách bổ sung sắt cho trẻ
Bổ sung sắt qua chế độ ăn
Cách này thường áp dụng cho những trẻ bị thiếu sắt ở thể nhẹ, biếng ăn nhưng chưa dẫn đến thiếu máu. Bạn nên cho trẻ đi khám và thử máu để nắm rõ tình trạng sức khỏe từ đó sẽ điều chỉnh lượng sắt cho phù hợp. Có 2 loại sắt được tìm thấy trong chế độ ăn uống hàng ngày: Sắt từ thực vật (Non-hem) và sắt từ động vật (haem sắt)
Loại bình thường: sắt từ thực vật
Sắt thực vật được tìm thấy trong thức ăn thực vật và cơ thể khó hấp thụ hơn. Thực phẩm có chứa sắt bao gồm:
- Ngũ cốc nguyên hạt ( ví dụ như bánh mì và ngũ cốc ăn sáng)
- Đậu nướng, đậu khô, đậu, đậu lăng
- Các loại rau lá xanh ví dụ. rau bina, bông cải xanh
- Trái cây khô: nho, mơ, chà là, mận khô
- Trứng
- Bơ đậu phộng
- Các loại hạt
Lưu ý: Sắt từ thực vật sẽ được hấp thụ tốt hơn nếu những thực phẩm này ăn kèm với 1 loại thực phẩm chứa sắt động vật hoặc thực phẩm có chứa vitamin C như: cam, dứa, dâu cải bắp, bông cải xanh, cà chua…Sữa, các chế phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu can xi sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ sắt ở trẻ nhỏ.
Loại tốt nhất: sắt từ động vật
Hem sắt được tìm thấy từ thịt động vật và cũng được cơ thể hấp thụ dễ dàng . Thực phẩm có chứa hem sắt bao gồm:
- Các loại thịt như thịt bò, thịt cừu hoặc thịt lợn
- Gia cầm như gà hoặc gà tây
- Cá và tôm, cua, cá mòi cá hồi / cá ngừ
- Bộ phận nội tạng như gan và thận
Lưu ý: (pate không nên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi)
Bổ sung sắt bằng đường uống
Cách này thường áp dụng với những trẻ bị thiếu sắt thể nặng hơn, đã có biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt. Với trường hợp này bạn không nên tự chẩn đoán và tự bổ sung sắt cho trẻ qua đường uống. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ đề nhận được kết quả chính xác và tư vấn kịp thời.
Trên đây là cách bổ sung chất sắt cho bé bị thiết máu đúng chuẩn hợp lý nhất mà các mẹ nên áp dụng giúp cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho sự phát triển của bé mỗi ngày, tránh được tình trạng thiếu chất phát triển không cân đối. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.