Những nguyên nhân khiến bé bị sốt
Đối với trẻ nhỏ, có vô vàn lý do khiến trẻ sốt:
- Sốt mọc răng
- Sốt do viêm họng
- Sốt virút
- Sốt do bệnh tay chân miệng…
Biểu hiện trẻ bị sốt
- Thân nhiệt trẻ nóng hơn rất nhiều. Bình thường thân nhiệt ở trẻ dao động từ 36 đến 37,3 độ. Để biết trẻ sốt bình thường hay sốt nặng, việc đầu tiên là phải xác định thân nhiệt của trẻ. Trẻ có nhiệt độ trên 38 độ (đo nhiệt độ hậu môn hoặc ở tai là chính xác , nếu đo ở nách thì cộng thêm 0,5 độ) được coi là bị sốt. Thân nhiệt từ 39 đến 40 độ C được coi là trẻ đang trong tình trạng sốt cao, trên 40,5 độ thì phải đưa trẻ đi cấp cứu gấp.
- Trẻ hay quấy khóc, dễ nổi cáu
- Mệt mỏi và thở gấp
- Ngủ lơ mơ
Những nguy hiểm khi trẻ bị sốt
- Nếu xử lý không kịp, để trẻ sốt cao có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, tai biến thật khó lường.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt
- Theo quan niệm của nhiều người, khi trẻ bị ốm, sốt thì không nên tắm. Nhưng theo các bác sĩ, nếu được tắm đúng cách còn góp phần giúp trẻ hạ sốt hiệu quả.
- Ngoài việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt cách 4-6 giờ, bố mẹ còn có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách tắm an toàn, đúng kỹ thuật.
Lợi ích của việc tắm cho bé bị sốt
- Tắm đúng nhằm mục đích hạ sốt cho não bé, giúp nhiệt độ cơ thể bé hạ bớt vì để cao quá não bé sẽ bị ảnh hưởng.
Bí quyết tắm cho trẻ bị sốt
- Khi bé sốt, bạn hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, sau đó đóng hết các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu. Nhiệt độ của nước tắm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ và trong quá trình tắm bạn cũng phải đảm bảo được điều này. Nếu lạnh quá bé sẽ bị sốc nhiệt. Ví dụ nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ. Bạn có thể tắm từ đầu trở xuống và tắm trong khoảng 5 phút. Sau rồi hãy lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.
Cách lau người hạ sốt cho bé
- Nếu không đảm bảo có thể tắm đúng kỹ thuật nêu trên, thì tốt nhất bạn không nên tắm cho trẻ khi sốt, mà chỉ cần lau người và các khu vực: nách, cổ, bẹn, lưng để hạ sốt cho trẻ.
- Cho nước lạnh vào thau, cho nước nóng vào bằng nửa lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước ấm như khi tắm cho trẻ sơ sinh là được.
- Nhúng cả 5 chiếc khăn vào nước, vắt hơi ráo. Dùng 2 khăn lau 2 hõm nách, 2 khăn lau 2 bên bẹn, và 1 khăn lau khắp người. Mẹ nhớ không đắp khăn lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Mẹ cũng không nên đắp lên ngực để tránh nguy cơ viêm phổi.
- Cách 2 đến 3 phút thay khăn một lần. Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Mỗi 15 phút nên kiểm tra nhiệt độ của bé, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38 độ C hoặc đã lau 30 phút. Sau đó tiến hành lau khô và mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.
Trường hợp nào trẻ bị sốt không nên tắm
- Khi bé vừa tiêm phòng xong hoặc cơ thể bị tổn thương, chốc lở: Lúc này, tốt nhất không nên tắm cho trẻ vì khi đó da đang bị tổn thương, tắm cho trẻ rất dễ gây nhiễm trùng tại vết thương đó.
- Khi bé đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy: Khi trẻ bị các triệu chứng trên, tốt nhất không nên tắm cho trẻ mà chỉ cần lau người.
- Khi trẻ ăn no xong: Lúc này những mạch máu dưới da bị giãn nở khiến lưu lượng máu dồn đến đây nhiều trong khi đó lượng máu ở phần bụng tương đối ít, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nếu vừa ăn no xong tắm, trẻ sẽ rất dễ bị nôn, trớ.