Chẩn đoá !important;n và phân biệt các cơn đau bụng ở trẻ nhỏ
Đau bụng ở trẻ là !important; một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng nhưng không dễ để chẩn đoán nguyên nhân và tìm kiếm phương án xử trí kịp thời. Khi xuất hiện đau bụng cấp tính ở trẻ, phụ huynh không được chủ quan và cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
1. Đặc điểm đau bụng cấp tí !important;nh
Đau bụng cấp tí !important;nh là trường hợp đầu tiên cần được nghĩ tới khi xuất hiện đau bụng ở trẻ. Nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được tiến hành phẫu thuật nhanh chóng được gợi ý bằng triệu chứng đau bụng cấp tính. Đau bụng ở trẻ được xếp loại vào nhóm đau bụng cấp tính khi có những đặc điểm sau:
- Triệu chứng khởi phá !important;t đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn khoảng vài giờ.
- Đau bụng dữ dội, tăng dần mức độ nặng theo thời gian
- Đau bụng khiến trẻ hạn chế cử động, khi thở khô !important;ng thấy bụng phập phồng.
- Chạm và !important;o khiến trẻ đau nhiều hơn và gạt tay người khám
- Trường hợp nặng nề hơn, sờ và !important;o thấy bụng trẻ cứng, bác sĩ khám không thể ấn sâu vào thành bụng được.
- Đau bụng ở trẻ kè !important;m theo triệu chứng toàn thân rầm rộ như lơ mơ, rối loạn tri giác, suy kiệt, sốt cao, biểu hiện nhiễm độc, nhiễm trùng.
Khi trẻ đau bụng với một hoặc nhiều cá !important;c đặc điểm trên, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất. Việc chủ quan hoặc tự ý mua thuốc điều trị có thể làm lu mờ triệu chứng, bỏ qua cơ hội để chữa trị bệnh cho trẻ.
Trẻ đau bụng kè !important;m triệu chứng sốt cao có thể là dấu hiệu của đau bụng cấp
2. Một số nguyê !important;n nhân gây đau bụng cấp tính ở trẻ
Đau bụng cấp tí !important;nh có thể là triệu chứng gợi ý của nhiều bệnh lý khác nhau như:
- Viê !important;m ruột thừa: đau bụng ở trẻ bị viêm ruột thừa điển hình có tính chất dữ dội khiến trẻ khóc lớn, vật vã và ra nhiều mồ hôi. Phụ huynh cần động viên và giữ trẻ để bác sĩ có thể dễ dàng thăm khám. Viêm ruột thừa xảy ra ở những trẻ lớn sẽ có các biểu hiện tương tự như với người lớn như đau bụng khởi phát ở vùng thượng vị về sau tập trung nhiều ở hố chậu phải, đau liên tục, tăng lên khi thay đổi tư thế, kèm sốt, chán ăn, buồn nôn. Trong những trường hợp nặng, viêm ruột thừa xuất hiện biến chứng viêm phúc mạc, trẻ đau bụng nhiều hơn, hạn chế cử động và gạt tay của người khám khi chạm vào hố chậu phải hoặc bất kỳ vị trí nào. Với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, biểu hiện của bệnh viêm ruột thừa không điển hình, rất dễ bị bỏ sót và dẫn đến các biến chứng nặng nề khác. Ngoài đau bụng, viêm ruột thừa ở trẻ dưới 2 tuổi còn gây ra các rối loạn toàn thân như sốt, quấy khóc, bỏ bú, lờ đờ hoặc kích thích vật vã.
Lồng ruột: đâ !important;y là nguyên nhân gây tắc ruột phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ nam và các trẻ bụ bẫm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở các trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi. Lồng ruột là bệnh lý cấp tính với các triệu chứng điển hình như đau bụng từng cơn, đi cầu phân máu, nôn mửa. Khám lâm sàng sờ thấy búi lồng trên thành bụng là triệu chứng lâm sàng đặc hiệu nhất. Xác lập chẩn đoán lồng ruột ở trẻ thường được thực hiện nhờ vào siêu âm bụng. Lồng ruột ở trẻ có thể tự tháo và xuất hiện lặp lại nhiều lần, tuy nhiên nếu búi lồng không được tháo gỡ, đoạn ruột bị lồng sẽ thiếu máu nuôi dưỡng, gây hoại tử và biến chứng thành viêm phúc mạc, gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Lồng ruột là !important; nguyên nhân gây đau bụng cấp tính ở trẻ
- Ngộ độc tiê !important;u hóa: đau bụng ở trẻ thường rất hay được nghĩ đến do ngộ độc tiêu hóa. Hóa chất hoặc các vi sinh vật gây bệnh có trong thức ăn đều có thể gây ngộ độc. Rối loạn tiêu hóa kiểu tiêu chảy và nôn mửa là các triệu chứng phổ biến đi kèm với đau bụng. Đau bụng cấp tính trong ngộ độc tiêu hóa có đặc điểm đau thành từng cơn kiểu quặn bụng, nghe âm ruột tăng.
- U nang buồng trứng xoắn: ở trẻ gá !important;i, cần nghĩ đến các bệnh lý khác liên quan đến hệ sinh dục như u nang buồng trứng xoắn khi trẻ có biểu hiện đau bụng cấp tính. Đau thường xuất hiện cùng bên với u buồng trứng, đau nhiều có thể kèm theo cảm giác buồn nôn.
- Xoắn thừng tinh: trẻ nam có !important; biểu hiện đau bụng đột ngột ở vị trí gần tinh hoàn, sờ vào tinh hoàn thấy đau nhiều cần được nghĩ đến bệnh lý xoắn thừng tinh. Đây là bệnh lý cấp tính, cần được phát hiện sớm để tháo xoắn và bảo tồn chức năng tinh hoàn. Sự chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị khiến bìu thiếu máu nuôi dưỡng và teo nhỏ dần trong nhiều tháng tiếp theo.
Ngộ độc tiê !important;u hóa gây đau bụng cấp tính
Trê !important;n đây chỉ là một số các bệnh lý thường gặp gây nên đau bụng ở trẻ nhỏ. Đau bụng cấp tính là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Phụ huynh và những người chăm sóc khi phát hiện trẻ có biểu hiện đau bụng kèm theo các triệu chứng khác cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều bệnh lý cấp tính chỉ có thể được chữa trị có hiệu quả trong vòng vài giờ đầu tiên kể từ khi khởi phát bệnh, vì thế sự lo lắng và chủ quan là không cần thiết