Canxi dù chỉ chiếm 1,5-2% tổng trọng lượng cơ thể nhưng lại là nguyên tố hoạt động nhất và quan trọng hàng đầu đối với con người. Canxi không những đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, vận chuyển các tín hiệu thần kinh mà còn là nhân tố quyết định sự phát triển của xương, làm chắc răng và xương, chống loãng xương,… Chính vì thế mà canxi càng trở nên cần thiết hơn, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ. Sự thiếu hụt khoáng chất này trong những năm tháng đầu đời có thể khiến trẻ còi xương, chậm lớn, chậm vận động và giảm sút trí tuệ nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ cần phải biết và hiểu rõ những triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em để có thể can thiệp và bổ sung canxi kịp thời cho con.
- Trẻ khó ngủ, trằn trọc và giật mình nhiều về đêm
Nhiều mẹ sau sinh đã từng rơi vào trạng thái khủng hoảng thậm chí trầm cảm vì không hiểu tại sao con mình cứ đến đêm thì trằn trọc, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh giấc nhiều lần và quấy khóc liên tục trong đêm. Mẹ có biết không, đó được coi là biểu hiện đặc trưng và hay gặp nhất trong những triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em!
Hiện tượng này được lý giải là do canxi đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng giữa hai trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi lượng canxi bị thiếu hụt, cơ thể trẻ đánh mất khả năng cân bằng này dẫn đến rối loạn các hoạt động bình thường của hệ thần kinh và gây ra triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em điển hình kể trên. Ở một số trẻ, thiếu hụt canxi nặng còn có thể gây những cơn co cứng toàn thân bất chợt.
Khó ngủ, hay giật mình về đêm là triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em điển hình.
- Trẻ đổ mồ hôi nhiều trong đêm
Trẻ em thiếu hụt canxi rất hay đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộm. Dấu hiệu rõ ràng nhất là sau khi ngủ dậy, vùng đầu và lưng của trẻ ướt sũng mồ hôi. Nguyên nhân thường là do cơ thể trẻ không được cung cấp vitamin D đầy đủ dẫn đến không thể hấp thu canxi. Canxi cần phải kết hợp với vitamin D thì mới phát huy hoàn toàn được tác dụng. Do đó, ở những trường hợp dễ thiếu vitamin D như trẻ sinh non, nhẹ cân, rối loạn tiêu hóa hoặc bị một số bệnh nhiễm khuẩn thường mắc kèm theo triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em, đó là đổ mồ hôi trộm ban đêm.
Mẹ nên chuẩn bị sẵn khăn mềm và khô, nếu thấy trẻ đổ nhiều mồ hôi ở vùng trán và sau gáy trong đêm thì cần lập tức lau ngay, tránh trường hợp con bị cảm lạnh. Sau đó thì cần bổ sung kịp thời vitamin D và canxi theo liều lượng cần thiết cho trẻ.
- Trẻ chậm mọc răng hoặc răng mọc không đều
Như chúng ta đều biết, canxi và flour là những thành phần quan trọng cấu tạo nên răng và giúp răng chắc khỏe. Khi trẻ bị thiếu hụt canxi hoặc sự chuyển hóa canxi trong cơ thể diễn ra không hiệu quả thì sẽ gây nên những vấn đề về răng miệng. Một số trẻ sẽ bị chậm mọc răng. Một số trẻ khác khi đến tuổi mọc răng tuy răng vẫn mọc như bình thường nhưng răng lại mọc lệch, so le nhau, khoảng cách giữa cách răng không đều, răng lỏng lẻo và sớm rụng cũng là một triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em.
Răng mọc không đều cũng là một triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em.
- Hiện tượng rụng tóc vành khăn
Tới 99% canxi ở cơ thể người tồn tại trong xương và răng đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới các tế bào sừng như móng tay, móng chân hay tóc. Do đó, có một triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em khác liên quan đến tóc là hiện tượng rụng tóc vành khăn. Hiện tượng này do quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể bị rối loạn kết hợp với quá trình thiếu hụt vitamin D. Rụng tóc vành khăn khá phổ biến và dễ dàng để mẹ quan sát, phát hiện ra. Trẻ thường bị rụng tóc thành một vòng tròn ở quanh đầu, rụng tóc ở phía sau đầu, nơi da đầu tiếp xúc với gối trong khi bé ngủ.
- Thóp liền chậm
Phần đỉnh đầu của trẻ sơ sinh có một phần xương mềm chưa khép lại hoàn toàn gọi là thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu. Thóp đóng vai trò như một vòng hở giúp não bộ có thể đàn hồi và chịu được áp lực khi bé chui qua âm đạo của mẹ để ra ngoài. Thông thường, khi trẻ khoảng 14 tháng tuổi, thóp sẽ liền lại. Nếu mẹ sờ lên đỉnh đầu trẻ mà không còn thấy khoảng da mềm trước đó nữa nghĩa là thóp đã đóng hoàn toàn.
Thóp liền quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ nhỏ. Thóp liền lại quá sớm sẽ hạn chế sự phát triển của não bộ, ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Còn nếu thóp liền lại muộn thì đó có thể là triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em. Sự thiếu hụt canxi có thể khiến con bạn bị còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường từ đó khiến thóp liền lại chậm.
Thóp liền chậm có thể là dấu hiệu của trẻ bị thiếu hụt canxi.
- Trẻ hay nấc cụt, ọc sữa
Những trẻ thiếu canxi thường có những cơn co thắt thanh quản, từ đó gây ra hiện tượng khó thở, nấc cụt, ọc sữa… Trong trường hợp nặng, trẻ còn có thể thở nhanh, thở gấp rồi ngưng thở hoặc bé xuất hiện các cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.
- Trẻ chậm bò, chậm biết đi
Hầu hết sự thiếu hụt canxi của trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực xương chân. Chân các trẻ này thường cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp yếu mềm. Cũng chính bởi xương mềm mà các bé này tập lẫy, bò, đứng, đi đều muộn hơn rất nhiều so với các bạn trong cùng độ tuổi.
- Mức độ nhận thức của trẻ kém
Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn quyết định tới trí tuệ và sức khỏe tinh thần của các bé. Những bé thiếu canxi sẽ có những dấu hiệu chậm phát triển trong nhận thức cũng như tư duy. Phản xạ của những trẻ này đối với môi trường và thế giới xung quanh cũng sẽ chậm chạp và kém phong phú. Đặc biệt, một số trẻ còn biểu hiện sự cáu gắt, tức giận vô cớ.
Nếu thấy con mình có một trong 8 triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em kể trên mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra và bổ sung canxi cần thiết cho trẻ! Tuy nhiên, nhận ra những triệu chứng thiếu canxi ở trẻ em mới chỉ là bước đầu. Quan trọng hơn, mẹ cần phải biết bổ sung canxi đúng cách, đúng liều lượng và hiệu quả cho trẻ. Có như vậy thì trẻ mới vượt qua được tình trạng thiếu canxi và phát triển toàn diện.
Cần hết sức lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ bởi lựa chọn những chế phẩm canxi khó hấp thu sẽ dẫn đến tình trạng lắng cặn canxi gây táo bón, vôi hóa thành mạch. Nguồn canxi tự nhiên từ tảo biển sẽ là một sự lựa chọn an toàn cho các mẹ, bởi với các cấu trúc đặc biệt của nó, canxi tự nhiên từ tảo biển đỏ rất dễ hấp thu, không gây ra các tác dụng không mong muốn do canxi bị lắng cặn. Ngoài ra, nên kết hợp nguồn canxi từ tảo biển với vitamin D3, vitamin K2 để tăng hiệu quả hấp thu canxi, giảm các tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.