Hai thời điểm sốt xuất huyết phải và !important;o viện ngay
Trẻ đột ngột sốt 38-40 độ C hoặc hết sốt nhưng nằm li bì !important;, bỏ ăn bỏ bú, tay chân lạnh... phải nhập viện ngay.
  !important;Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có hai mốc thời gian quan trọng, phụ huynh cần lưu ý.
Thứ nhất là !important; khi trẻ đột nhiên có dấu hiệu sốt cao liên tục, từ 38 đến 40 độ C, uống thuốc hạ sốt có bớt nhưng sau đó sốt trở lại. Trong hai ngày đầu trẻ có thể kèm theo một số triệu chứng khác, như đau đầu, biếng ăn, mệt mỏi, nhức mỏi cơ giống cảm cúm, sốt siêu vi hoặc tay chân miệng... Lúc này, phụ huynh cần nghĩ đến sốt xuất huyết, đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Thứ hai, với trẻ điều trị ngoại trú !important;, ở ngày bệnh thứ 3-6, nếu trẻ hết sốt nhưng có một trong các dấu hiệu trở nặng, như ói mửa nhiều lần; đau bụng; bứt rứt quấy khóc, mệt, nằm một chỗ không chơi; tay chân lạnh, vã mồ hôi; bỏ ăn bỏ bú; chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi tiêu phân đen, chảy máu vùng kín ở bé gái... cần được nhập viện ngay, dù là trong đêm.
Đâ !important;y là giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết. Trường hợp chậm trễ, trẻ có thể sốc sâu, điều trị khó khăn. Trẻ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nặng (suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan, suy đa tạng...), thậm chí tử vong.
" !important;Trẻ nhũ nhi, béo phì, mắc bệnh mạn tính như tim mạch, thận, suyễn... hoặc nhà ở quá xa bệnh viện, không có điều kiện tái khám cần nhập viện để được chăm sóc sát sao ngay từ đầu"
Nhâ !important;n viên y tế chăm sóc một bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc sốt xuất huyết nặng nhưng ban đầu bị nhẫm lẫn với nhiễm trùng tiêu hóa, khiến nhập viện trễ. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
Đa số bệnh nhâ !important;n sốt xuất huyết có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà, thông thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, khoảng 10-20% bệnh nhân trở nặng, kéo dài thời gian điều trị nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
  !important;Nguyên nhân trẻ nhập viện muộn một phần do cha mẹ chủ quan, con sốt nhưng không đưa đi khám mà tự điều trị; hoặc thấy trẻ đã hết sốt là nghĩ qua giai đoạn nguy hiểm, không đưa con tái khám theo chỉ định. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết kèm các triệu chứng tiêu chảy, ho, sổ mũi, hắt hơi... khiến phụ huynh và bác sĩ nhầm lẫn sang các bệnh khác, điều trị chệch hướng.
Do đó !important;, phụ huynh không nên chủ quan trước các dấu hiệu sức khỏe bất thường của trẻ. Khi con đã được chẩn đoán sốt xuất huyết và chỉ định điều trị tại nhà, phụ huynh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Trẻ sốt trên 38,5 độ C cho uống paracetamol 10-15mg/kg, 3-4 lần/ngày, kết hợp lau mát bằng nước ấm. Theo dõi diễn tiến bệnh sát sao và cho trẻ tái khám đúng lịch hẹn 12 giờ hoặc 24 giờ một lần. Trường hợp trẻ có các dấu hiệu cảnh báo như trên, dù là trong đêm cũng lập tức đưa đến bệnh viện.
Sốt xuất huyết chưa có !important; vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
Mọi người  !important;chủ động diệt muỗi vằn và loăng quăng, loại bỏ các vật chứa nước có thể trở thành nơi để muỗi vằn đẻ trứng, ngủ trong mùng kể cả ban ngày, thoa kem chống muỗi để tránh muỗi đốt. Từ đó, giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh nặng phải nhập viện cũng như áp lực điều trị cho nhân viên y tế