HO GÀ Ở TRẺ EM: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN
Ho gà ở trẻ em là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, thường diễn biến rất phức tạp và gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Bệnh ho gà có thể gây biến chứng viêm phế quản – phổi, viêm phổi… là nguyên nhân của nhiều ca tử vong ở trẻ hằng năm.
Bệnh ho gà ở trẻ em là gì?
Ho gà ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin ho gà và trẻ em từ 11 đến 18 tuổi có hệ miễn dịch đã bắt đầu suy giảm.
Ho gà từng được gọi là “cơn ho 100 ngày” vì bệnh có thể kéo dài đến hàng tuần hoặc thậm chí là hàng tháng. Bệnh thường bắt đầu giống như cảm lạnh thông thường với sổ mũi, hắt hơi và ho nhẹ hoặc sốt. Sau 1 đến 2 tuần bắt đầu xuất hiện những cơn ho kéo dài với cường độ dữ dội. Một cơn ho gà ở trẻ em thường kết thúc bằng nhịp hít với tiếng rít khi không khí được hít vào.
Khi bị ho gà, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khó ăn, khó uống hoặc thở. Tình trạng này có thể kéo dài đến hàng tuần, khiến trẻ trở nên ốm yếu, mệt mỏi, lừ đừ và thụ động. Ở trẻ sơ sinh, bệnh có thể gây ra những khoảng thời gian ngừng thở tạm thời vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng, dẫn đến tử vong. Bệnh ho gà thường có xu hướng diễn biến ở mức độ nặng nề hơn đối với trẻ em dưới 1 tuổi và một số trường hợp xấu, có thể gây tử vong.
Trong giai đoạn chưa có sự can thiệp của vắc xin, bệnh ho gà từng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhờ vắc xin và công tác tiêm chủng, số trường hợp được báo cáo đã giảm hơn 99% từ những năm 1930 đến những năm 1980. Tuy nhiên, do có nhiều đợt bùng phát cục bộ, số ca bệnh được báo cáo ở Hoa Kỳ đã tăng hơn 2300% từ năm 1976 đến năm 2005. [1]
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ho gà hàng năm trên toàn thế giới được ước tính là 48,5 triệu trường hợp, với tỷ lệ tử vong là gần 295.000 ca tử vong mỗi năm. Tỷ lệ ca tử vong ở trẻ sơ sinh ở các quốc gia có thu nhập thấp có thể lên tới 4%.
1.Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh ho gà ở trẻ em
Bệnh ho gà gây ra bởi tác nhân là vi khuẩn Bordetella pertussis, là loại vi khuẩn không di động, có dạng trực khuẩn hai đầu nhỏ. Vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài, nhưng mức độ chống chịu trong môi trường là rất yếu, sẽ dễ dàng bị tiêu diệt trong khoảng 1 giờ trong điều kiện bao gồm nhiệt độ, ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc thuốc sát khuẩn thông thường.
Tuy nhiên, vi khuẩn Bordetella Pertussis có khả năng lây lan rất mạnh mẽ, chúng có thể lây lan từ trẻ này sang trẻ khác thông qua những giọt bắn khi trẻ mang bệnh nói chuyện, ho và hắt hơi. Một khi vi khuẩn ở trong đường hô hấp của trẻ có thể gây sưng đường hô hấp và tạo chất nhầy, cản trở khả năng hô hấp của trẻ.
2.Triệu chứng ho gà ở trẻ em
Bệnh ho gà ở trẻ em thường được chia thành 4 giai đoạn – giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn đầu, giai đoạn kịch phát và giai đoạn hồi phục.
Giai đoạn này kéo dài từ 6 đến 20 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn (Trung bình là 9 đến 10 ngày). Trong giai đoạn này, trẻ chưa có triệu chứng rõ rệt nào.
Kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần, triệu chứng của ho gà bắt đầu xuất hiện. Trẻ có thể bắt đầu có các dấu hiệu như sốt nhẹ, ho nhẹ, thúng thắng, chảy nước mũi, kém ăn, ngừng thở (tạm ngưng hô hấp),…. Triệu chứng này tương tự như cảm lạnh thông thường, do đó ho gà thường khó được chẩn đoán đúng ở giai đoạn này.
Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, có thể kéo dài từ 2 đến 8 tuần.
Triệu chứng ho của trẻ trở nên khô và nghiêm trọng hơn, kèm theo những cơn ho kéo dài cùng tiếng rít the thé (giống tiếng gà) và có cảm giác, khó thở, ngộp thở do co cứng cơ họng. Cường độ ho của người bệnh trong giai đoạn này thường được duy trì trong từ 2 – 3 tuần đầu và giảm dần sau đó. Những cơn ho này thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, trẻ cũng thường xuất hiện các triệu chứng đi kèm như cảm giác buồn nôn, tĩnh mạch ở cổ và da đầu nổi lên rõ ràng, vã mồ hôi nhiều, xuất huyết kết mạc, chảy máu cam, mi mắt dưới bầm tím, yếu ớt, lừ đừ và kiệt sức. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 6 tháng có thể có các biểu hiện nguy hiểm như xuất hiện những cơn ngừng thở ngắn bất chợt giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Sau giai đoạn kịch phát, trẻ bắt đầu hồi phục từ từ, giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Triệu chứng ho giảm dần, cơn ho ngắn lại, sốt có biểu hiện giảm, các cơ đau nhức dần biến mất,… Tuy nhiên, trẻ vẫn có nguy cơ tái nhiễm của các bệnh viêm đường hô hấp khác trong giai đoạn này