1. Dụng cụ chứa thực phẩm. Cần làm từ các vật liệu không có khả năng phân hủy các chất độc hại vào thực phẩm, bề mặt nhẵn, không sứt mẻ, dễ làm sạch, khử trùng, không bị ảnh hưởng bởi các chất tẩy rửa và các chất khử trùng. Cấm dùng các dụng cụ sản xuất từ đồng, kẽm, sắt hoặc hợp kim có chứa > 9,5% chì; 0.03% asen. Hạn chế tối đa các dụng cụ làm bằng gỗ. Không nên đựng thực phẩm có mỡ, dầu, mặn trong các túi, ca nhựa để tránh các chất có hại ngấm vào thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Không nên dùng giấy báo để gói thực phẩm do trong thành phần mực in có chứa một số kim loại nặng, trong đó thành phần chủ yếu là chì (Pb), ngoài ra nguyên liệu sản xuất giấy báo cũng dễ bị ô nhiễm, các chất độc hại từ môi trường. Dùng 2 loại thớt để thái thịt sống và thịt chín riêng. Dụng cụ ăn uống cần được rửa sạch và tiệt khuẩn bằng phương pháp thích hợp trước khi đựng thức ăn .
2. Chế biến thức ăn an toàn, không hao hụt các chất dinh dưỡng Trong quá trình chế biến nên lưu ý: Rau nên nhặt sạch, rửa kỹ rồi mới thái và nấu ngay. Lúc nấu nên đun sôi nước rồi mới thả rau như vậy sẽ hạn chế lượng vitamin C bị hao hụt, nấu xong nên ăn ngay. Cần phối hợp nhiều loại rau trong một món: Thí dụ xào thịt bò với xu hào, súp lơ, cà rốt, đậu Hà Lan, nấm, cần tây, tỏi tây…, nấu xanh cua với mướp, mồng tơi, rau đay, như vậy vừa tạo cảm giác ngon miệng lại cung cấp đồng thời nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể thêm khỏe mạnh. Không dùng dầu ăn cũ: Dầu ăn nên sử dụng một lượng vừa đủ, tránh để dầu ăn còn thừa trong chảo rán từ hôm này qua hôm khác để chế biến thức ăn. Ở cổng trường đôi khi có các hàng quà bánh, bán bánh rán, quẩy rán hoặc nem rán…họ sử dụng một chảo mỡ hoặc dầu ăn từ ngày này sang ngày khác, Chảo mỡ hoặc dầu ăn đó có màu đen xỉn, cháy…như vậy rất có hại cho sức khỏe. Vo gạo: không nên vo kỹ quá, sẽ mất đi lượng vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước (như các vitamin nhóm B).
3. Sử dụng và Bảo quản thực phẩm an toàn Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín, che đậy cẩn thận thức ăn đã nấu chín để chống loài gậm nhấm như ruồi, gián, kiến và các loài động vật khác gây nguy hiểm và nhiễm bẩn. Nên ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong. Không nên ăn thức ăn sau khi chế biến quá 2 giờ. Thức ăn còn thừa muốn giữ lại phải bảo quản đúng cách và cần đun sôi lại thức ăn trước khi sử dụng. Không để lẫn lộn thức ăn chín và thức ăn sống.