Sốt cao co giật là !important; bệnh hay gặp ở trẻ 12 - 18 tháng. Đại đa số trường hợp bệnh khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp cần dùng thuốc chống co giật để tránh những tổn hại về não do sốt cao gây nên. Việc sử dụng thuốc cho trẻ bị sốt cao co giật cần chú ý tới một số vấn đề quan trọng để ngăn ngừa những tác dụng phụ có thể xảy ra.
1. Tổng quan về sốt cao co giật ở trẻ
1.1 Sốt cao co giật là !important; gì?
Sốt cao co giật  !important;là cơn giật xuất hiện khi có đợt sốt cao trên 38°C (đo ở hậu môn), do nhiễm khuẩn hoặc virus nhưng không có rối loạn chuyển hóa và không có tổn thương ở não. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi 12 - 18 tháng) khi có đợt sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%.
Hầu hết cá !important;c cơn co giật do sốt xảy ra trong những ngày đầu tiên trẻ bị sốt. Trong một cơn co giật do sốt, trẻ thường mất cảm giác, chân tay có những cơn co giật, lắc trong một khoảng thời gian nhất định. Sốt co giật đa số là lành tính, không ảnh hưởng tới não bộ hay trí tuệ của trẻ. Trẻ bị sốt cao co giật không phải bị bệnh động kinh vì động kinh có đặc điểm là co giật tái diễn và nguyên nhân gây bệnh không bắt nguồn từ cơn sốt.
1.2 Biểu hiện trẻ bị sốt cao co giật
Triệu chứng của sốt co giật phụ thuộc và !important;o 2 loại sốt: đơn giản và phức tạp. Cụ thể là:
- Sốt co giật đơn giản:  !important;Thường gặp. Khi bị co giật, trẻ mất ý thức, co giật toàn thân, các cơn co giật thường không kéo dài quá 2 phút, đôi khi có thể kéo dài đến 15 phút. Khi co giật trẻ có thể có thêm các biểu hiện như nôn ói, sùi bọt mép, mắt trợn trắng, tiêu tiểu không kiểm soát. Sau cơn co giật, trẻ có thể buồn ngủ nhưng không bị yếu các chi;
- Sốt co giật phức tạp:  !important;Ít gặp hơn. Khi trẻ bị co giật, cơn co giật có thể kéo dài trên 15 phút, bị sốt co giật lặp lại trong vòng 24 giờ, co giật 1 bên cơ thể, có thể bị yếu tạm thời một cánh tay hoặc một chân sau cơn co giật.
Trẻ bị sốt cao co giật khô !important;ng phải bị bệnh động kinh vì động kinh có đặc điểm là co giật tái diễn và nguyên nhân gây bệnh không bắt nguồn từ cơn sốt
1.3 Nguyê !important;n nhân gây sốt co giật ở trẻ
- Nhiễm trù !important;ng: Co giật do sốt có thể xảy ra do sốt kèm theo nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn như thủy đậu, cúm, viêm tai giữa, viêm amidan,...;
- Chí !important;ch ngừa: Sốt co giật có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc vac-xin (ít gặp);
- Tiền sử gia đì !important;nh: Nếu một thành viên trong gia đình có tiền sử bị sốt co giật thì trẻ sẽ có nguy cơ cao bị co giật khi sốt cao
1.4 Là !important;m gì khi trẻ bị sốt co giật?
- Đặt trẻ nằm xuống sà !important;n hoặc giường, tránh xa vật cứng, sắc nhọn vì có thể va phải và làm trẻ bị thương;
- Nghiê !important;ng đầu trẻ sang một bên để chất nôn hoặc nước bọt chảy ra từ miệng dễ hơn;
- Khô !important;ng cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ trong cơn co giật, bao gồm cả thuốc để tránh nguy cơ hít sặc;
- Nới lỏng quần á !important;o cho trẻ, không trùm chăn mền;
- Hạ sốt cho trẻ bằng cá !important;ch dùng thuốc hạ sốt dạng viên đặt hậu môn, liều lượng 10 - 15mg/kg cân nặng;
- Lưu ý !important; tới thời gian của cơn co giật, nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút thì gọi cấp cứu ngay.
Khi cơn co giật kết thú !important;c, phụ huynh nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân gây sốt. Trẻ có thể phải nhập viện để theo dõi và làm các xét nghiệm nếu bị sốt co giật phức tạp, dưới 12 tháng tuổi bị sốt co giật hoặc trẻ bị sốt co giật kèm theo các triệu chứng bất thường như li bì, cổ cứng, nôn ói,...