1. Làm thế nào để biết trẻ 1 tới 3 tuổi nên ăn gì để tăng trưởng bình thường?
Nhiều bậc cha mẹ luôn lo lắng không biết trẻ 1 tới 3 tuổi nên ăn gì, ăn bao nhiêu là đủ để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Giải đáp vấn đề này không khó. Điều đầu tiên, bố mẹ cần nghiên cứu tìm hiểu 2 bước:
- Hiểu cách tính chiều cao, cân nặng chuẩn.
- Biết trẻ 1 tới 3 tuổi nên ăn gì, dinh dưỡng cho trẻ như thế nào để đạt được các mốc tăng trưởng theo chuẩn mực trên.
Công thức tính chiều cao, cân nặng trẻ 1-3 tuổi theo kinh nghiệm dân gian
Cân nặng (kg) = Số tuổi x 2 + 8
Chiều cao (cm) = Số tuổi x 5 + 75
Hoặc bạn có thể áp dụng Bảng đo chiều cao, cân nặng của trẻ 1 tới 3 tuổi của WHO được tóm tắt lại như sau:
Bảng đo chiều cao, cân nặng bé trai theo tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO.
Bảng đo chiều cao, cân nặng bé gái theo tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO.
2. Trẻ 1 tuổi nên ăn gì để đảm bảo đầy đủ dưỡng
Mốc phát triển của trẻ 1 tuổi
Ngoài tăng trưởng chiều cao và cân nặng, trẻ 1 tuổi nên ăn gì để phát triển:
- Mọc 8 răng sữa gồm răng cửa giữa và răng cửa bên.
- Thính giác: Trẻ hiểu nhiều hơn và phản ứng lại các yêu cầu như "lăn quả bóng lại cho mẹ nào".
- Xúc giác: Tò mò muốn trải nghiệm và hiểu nhiều hơn về thế giới bên ngoài vòng tay âu yếm của mẹ.
- Khả năng vận động: Bắt đầu biết đứng chập chững.
- Thị giác: Trẻ đã biết phân biệt một số màu sắc.
- Khả năng ngôn ngữ: Biết nói những từ đơn.
- Vị giác: Phần lớn trẻ vẫn thích thức ăn nhạt.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Trẻ 1-3 tuổi nên ăn gì? (Ảnh: Pinterest)
Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi tính theo trọng lượng cơ thể thường cao hơn người lớn. Tuy nhiên, do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, mẹ nên chia thực đơn làm nhiều bữa và cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng và nước cho trẻ. Để biết trẻ 1 tuổi nên ăn gì, mẹ tham khảo thực đơn hàng ngày như sau:
- Một ngày 3 bữa chính và xem kẽ 3-4 cữ bú mẹ (500-600ml sữa/ngày).
- Tập cho trẻ ăn những cả những thức ăn dạng mềm khác như bún, phở, nui hay mì bên cạnh món chính gồm cháo và bột.
Ngoài món chính là cháo, mẹ chú ý đến thành phần nguyên liệu sao cho đủ 4 nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất cụ thể như sau:
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm: thịt, tôm, trứng, cá băm nhuyễn (khoảng 2 đến 3 muỗng canh).
- Nhóm rau, củ, quả: rau dền, bí đỏ, rau muống, cà rốt (1 muỗng canh).
- Cháo hoặc bột được thêm vào cho đầy chén.
- Dầu ăn: 1-2 muỗng.
Sau bữa ăn, mẹ cho trẻ tráng miệng thêm bằng sữa chua, trái cây hoặc váng sữa.
3. Trẻ 2 tuổi nên ăn gì để phát triển toàn diện
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi. (Ảnh:Pinterest)
Các mốc phát triển trong giai đoạn trẻ lên 2
Trước khi tìm hiểu trẻ 2 tuổi nên ăn gì, dưới đây là một số tiêu chí đánh giá con tăng trưởng tốt.
- Trẻ mọc đủ bộ răng sữa 20 cái. Mẹ tính nhanh số răng sữa trẻ có bằng số tháng tuổi trừ cho 4.
- Sự phát triển cảm xúc: Trẻ trở nên bướng bỉnh, nhận biết cảm xúc tinh tế hơn, hay hoảng sợ. Cho rằng những đồ vật vô tri (đồ chơi, gấu bông) cũng có suy nghĩ, cảm xúc như con người.
- Hệ vận động: Trẻ di chuyển cứng cáp hơn, không còn phụ thuộc vào người lớn.
- Hệ miễn dịch: Trẻ chỉ có khả năng miễn dịch nhờ quá trình mắc bệnh cảm thông thường và tiếp xúc với nhiều loại virus thông qua lịch tiêm chủng đúng kỳ.
- Ngôn ngữ: Có thể hoàn tất các câu ngắn như "ăn cơm". Mẹ cần mớm thêm cho trẻ thành câu dài như "con muốn ăn cơm phải không?".
- Thị giác: Có thể nhìn trong tấm ngắm giống mắt người lớn, nhận biết khoảng cách, bề sâu và sự chuyển động.
- Trí tưởng tượng: Trẻ có khả năng tập trung tốt, có thể quan tâm nhiều kênh thông tin khác nhau cùng một lúc.
- Quan hệ xã hội: Thích chơi với trẻ khác nhưng không có sự tương tác nhiều lắm.
- Tâm lý: Bướng bỉnh hơn, chủ động giao tiếp với người lớn và có kinh nghiệm dần.
- Cách suy nghĩ: Bắt đầu biết suy luận nguyên nhân - kết quả.
- Hệ xương: Xương đùi và xương chày nhanh dài.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi
Một chế độ ăn giúp phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ như dưới đây sẽ là gợi ý tốt cho nỗi lòng của mẹ trẻ 2 tuổi nên ăn gì đây?
- Số bữa trong ngày: 3 bữa chính với 2 bữa cơm nấu nát và 1 bữa cháo. Ngoài ra, mẹ cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ với các món như sữa, sữa chua, bánh ngọt, chuối.
- Chế độ dinh dưỡng: Theo tháp dinh dưỡng gồm chất bột, chất xơ, chất đạm, chất béo, chất khoáng và vitamin.
- Hàm lượng dưỡng chất: Ngũ cốc (khoảng 1 chén cơm/bữa chính), chất đạm (khoảng 100g/ngày), chất béo (khoảng 2 thìa cà phê mỗi ngày đã được cân bằng giữa hai loại chất béo), rau xanh và trái cây.
- Mẹ cho bé uống khoảng 400ml sữa mỗi ngày và có thể ăn thêm các thực phẩm từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua, váng sữa.
3. Trẻ 3 tuổi nên ăn gì để phát triển kỹ năng vận động khám phá cuộc sống
Các mốc phát triển ở trẻ 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi nên ăn gì để bắt đầu làm quen với những thay đổi về tâm lý và thể chất.
- Tâm lý: Bắt đầu xuất hiện khủng hoảng do năng lực phát triển ý thức còn hạn chế hoặc người lớn cấm đoán.
- Khả năng vận động: Biết ốm hoặc dùng chân đá bóng, biết dùng thìa, học cách đánh răng.
- Đếm số: Biết đọc thứ tự từ 1 đến 10 dù đôi khi không chính xác.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi nên ăn gì để đảm bảo phát triển cân đối. Mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn 5 bữa/ngày cho trẻ, trong đó có 3 bữa chính gồm sáng, trưa và tối. Ngoài ra, 2 bữa phụ được bổ sung giữa buổi sáng và lúc xế chiều:
- Bữa sáng: Nhìn chung, chất dinh dưỡng cho buổi sáng sẽ chiếm khoảng 25% số lượng thức ăn cả ngày. Mẹ cho trẻ ăn sáng bằng bánh mặn, bánh ngọt, trứng gà, sữa, cháo.
- Bữa trưa: Lượng chất dinh dưỡng cần thiết của bữa trưa vô cùng quan trọng (chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày của trẻ). Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi gồm cơm, thịt băm, trứng, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau.
- Bữa tối: Chất dinh dưỡng trong bữa tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Mẹ nên cho trẻ ăn đồ hơi nhạt như cơm nát, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp.
- Hai bữa phụ cũng chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của trẻ 3 tuổi. Các món như rau câu, bánh flan, chè, uống sữa đậu nành là sự lựa chọn lý tưởng.
Trẻ 3 tuổi bắt đầu tò mò khám phá thế giới xung quanh. (Ảnh: Pinterest)
Mẹ lưu ý thêm nhé:
- Giảm một chút lượng mỡ động vật (trừ mỡ cá) và sử dụng thêm các loại dầu mè, dầu phụng, dầu ô-liu. Bổ sung thịt nạc và cá, tôm trong các bữa ăn.
- Giảm lượng sữa xuống còn 500ml/ngày. Cho trẻ 3 tuổi uống sữa tươi không đường, sữa công thức.
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây bằng cách bày trí đẹp mắt và hấp dẫn.
Hành trình tìm kiếm cấu trả lời trẻ 1 tới 3 tuổi nên ăn gì còn đầy rẫy những gian nan nhưng bù lại mỗi ngày được nhìn bé yêu khôn lớn và khỏe mạnh, chúng ta sẽ thấy mọi công sức bỏ ra thật xứng đáng.