1. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ
Chảy máu mũi ngoài hốc mũi
Hiện tượng này do các loại bệnh lý gây ra: Cúm, thương hàn, sốt xuất huyết. Hoặc do bệnh viêm cầu thận cấp hay những trẻ em phải sử dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh cũng là nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam.
Chảy máu mũi trong hốc mũi
Do viêm mũi cấp tính và mãn tính gây kích thích tạo ra dịch rỉ viêm gồm có nước, muối, protein và các thành phần hữu hình hòa tan, dịch làm tăng tính thấm thành mạch gây đau căng trong hốc mũi.
Đồng thời, lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước. Chính vì vậy trẻ hay cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu mũi.
Dị vật mũi: Khi trẻ nghịch ngợm nhét hạt cườm, hạt đậu phộng hoặc cá vật sắc nhọn vào trong hốc mũi gây viêm loét và chảy máu cam
U mũi: Bao gồm u hốc mũi lành hoặc ác tính và u cơ vòm mũi họng gây ra hiện tượng chảy máu cam. Những khối u này có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính nhưng chủ yếu là lành tính. Để chắc chắn, bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra.
Chấn thương mũi: Do nhiều nguyên nhân khác nhay như trẻ đánh nhau hay tai nạn sinh hoạt làm rách hệ thống niêm mạc mũi, làm vỡ các mạch máu lớn trong hốc mũi có thể dẫn đến sặc máu, mất máu cấp với số lượng lớn có thể tử vong.
Một số nguyên nhân khác
Mất cân bằng độ ẩm: Thời tiết nóng nực, nhiều gia đình sử dụng điều hòa suốt cả ngày là nguyên nhân làm khô không khí ở môi trường xung quanh do đó làm cho mũi trẻ bị khô, dễ chảy máu cam.
Các yếu tố bẩm sinh: Có một số yếu tố bẩm sinh, di truyền như cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng cũng khiến cho trẻ dễ bị tác động từ ngoại cảnh, gây tổn thương và chảy máu cam. Nếu trong gia đình có thành viên bị chảy máu cam bạn nên cho trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.
Thiếu Vitamin C: Vitamin C là loại vitamin vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ trẻ đặc biệt chống lại các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt vitamin C còn tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ việc hấp thu sắt canxi.
Việc thiếu hụt vitamin C ngoài việc da sẽ trở nên khô ráp, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ) sẽ làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu, các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp bị vi khuẩn truyền nhiễm tấn công, một phần gây tổn thương vùng mạch máu khiến trẻ bị chảy máu cam.
2. Biện pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ
- Căn dặn trẻ không nên nhét bất kỳ vật gì vào lỗ mũi. Nếu trẻ có thói quen ngoáy mũi, bạn nên tìm cách giữ cho đôi tay của trẻ được bận rộn.
- Tránh để nhiệt độ phòng quá lạnh, hãy cài đặt nhiệt độ 28 độ C cho phòng của trẻ. Hoặc nếu không dùng điều hòa mà cảm thấy không khí trong phòng trở nên khô, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm cho trẻ.
- Trao đổi với bác sĩ nếu bạn cho rằng trẻ bị dị ứng – yếu tố có thể gây nên chứng chảy máu cam. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về dung dịch muối, để nhỏ mũi và vệ sinh mũi cho trẻ.