1. Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em
Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: Nhiễm Virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp là tiêu chảy do trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc,…
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra điều này là do trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh như ăn đồ ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Ngoài ra cũng có thể do bố mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau đi đi vệ sinh.
2. Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ
Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.
Bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, nó gây ra tình trạng mất nước của cơ thể. Khi thấy trẻ có những triệu chứng sốt cao, vã mồ hôi, khát nước thì gia đình cần điều trị ngay, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do mất quá nhiều nước và nhiễm trùng đường ruột.
3. Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao
Khi trẻ có dấu hiệu bị nhẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể. Thậm chí là phải truyền nước. Cho trẻ ăn nhiều hơn, nếu ăn ít hoặc bỏ ăn trẻ sẽ bị sút cân, yếu đi kèm theo chức năng phục hồi đường ruột cũng tiến triển chậm theo.
Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đau bụng quằn quại, sốt cao, đại tiện ra máu…nên cho trẻ đến phòng y tế gần nhất để điều trị.
4. Cách chữa tiêu chảy cho trẻ bằng bài thuốc dân gian
Uống nước lá ổi
Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối
Cách làm: Lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống liên tục 1 – 2 ngày.
Nước cây cỏ sữa
Nguyên liệu: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram ( loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).
Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa.
Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau.
Lưu ý
Nấm mèo sao trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô là được. Không được để nấm mèo còn sống, ướt vì sợ làm bé đau bụng thêm.
Đậu xanh sao khi cắn ra phải thơm giòn và chín hạt rồi, nếu còn sống cũng không được (có thể kiểm tra bằng cách sắc lên mà hạt đậu không vỡ đôi thì là đậu chín, còn nếu hạt đậu nát đôi như nấu chè tức là đậu chưa chín, phải bỏ nước sắc đi
Lá cây quả nhót
Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn. Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử.
Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau.
Hồng xiêm xanh
Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Còn hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau:
Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.
Rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Kinh nghiệm dân gian thường dùng rau sam để đối phó với căn bệnh lỵ, tiêu chảy như sau:
Phòng ngừa: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.
Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.
Bài thuốc từ gạo rang
Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.
Trứng lá mơ
Mẹ hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.
Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều.
Kiếm 2 miếng là chuối tươi, bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗng hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần). Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thủy cũng được nhưng làm như cách trên thì bé dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn.
Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy cấp rất dễ mắc phải và chúng ta cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé đặc biệt là chế độ ăn uống hợp lí đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng của mùa hè, càng nguy cơ cao mắc bệnh tiêu chảy cấp.
- Ăn chín, uống sôi: sử dụng các thực phẩm rõ nguồn gốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng đồ ăn để lâu ngày.
- Uống nước sôi, không được uống nước lã hay nguồn nước bị ô nhiễm
- Tiêm phòng định kì cho trẻ, tiêm các loại vacxin phòng ngừa bệnh tiêu chảy
- Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh