1. Nhận biết phân trẻ có máu không?
Máu trong phân bao gồm các loại sau: phân có máu tươi, phân có màu đỏ hoặc phân có màu đen, nâu đen. Trước tiên, bạn phải bình tĩnh quan sát để nhận biết xem đây có đúng là phân có chứa máu không.
Vì sao lại thế? Đôi khi chỉ vì trước đó bạn cho bé ăn các thức ăn, đồ uống màu đỏ như: xi rô, dưa hấu, củ dền… mà hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa, xử lý hết thì kết quả là phân bé sẽ có màu đỏ.
Ngay cả nếu trong ngày bé đã ăn chocolate thì phân bé cũng có thể có màu đen, hoặc khi uống một số loại thuốc kháng sinh, uống bổ sung sắt cũng khiến phân có màu đỏ.
2. Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu
Ở bé dưới 2 tháng tuổi: Ở những bé sơ sinh 2, 3 ngày tuổi, việc đi ngoài ra máu thường do thiếu vitamin K khiến máu khó đông nên bé rất dễ bị xuất huyết. Ngoài ra, viêm ruột non hoại tử, xoắn ruột cũng là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phân có máu…
Ở bé bú mẹ: Các bé bú mẹ mà đi ngoài ra máu thường do:
- Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn: salmonella, vi khuẩn lị, E. Coli…
- Lồng ruột cấp tính: Trẻ thường đau bụng từng cơn, đại tiện ra phân có máu lẫn nhầy. Trường hợp này còn thường xảy ra ở những trẻ dưới 2 tuổi.
- Trẻ không hợp với một số loại sữa nào đó. Nếu dùng loại sữa không hợp, trẻ có thể bị viêm đại tràng gây chảy máu.
- Viêm loét túi thừa Meckel…
- Táo bón do thực đơn ăn dặm thiếu chất xơ
Ở bé từ 2 – 5 tuổi: Với bé từ 2 – 5 tuổi thì chứng táo bón khiến nứt kẽ hậu môn là nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến việc đi ngoài ra máu. Ngoài ra, phân trẻ có máu còn do: viêm ruột, lồng ruột, viêm đường mật…
Ở bé đi học: Do viêm nhiễm ở ruột. Vì ở thời điểm này, các bé tiếp xúc với môi trường lạ, lại đang ở độ tuổi hiếu động nên dễ bị nhiễm khuẩn: viêm ruột do amip, lị, viêm đại tràng chảy máu…
Xuất huyết tiêu hóa do bệnh Schonlein – Henoch do vỡ u máu… là những nguyên nhân hiếm gặp hơn dẫn đến việc đi ngoài ra máu.
3. Các cấp độ phân dính máu ở trẻ em
Bước tiếp theo là xác định xem mức độ chảy máu, hay bé đi ngoài có ra nhiều máu không bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bé vì lượng máu trong cơ thể trẻ em không nhiều. Với người lớn, khi mất một lượng máu nhỏ thì chưa ảnh hưởng gì đến tính mạng, nhưng nếu vẫn số lượng đó mà xảy ra ở trẻ em thì thật nguy hiểm. Bé có thể bị sốc do mất máu, dễ dẫn đến tử vong.
Mức độ nhẹ: Bé đi ngoài ra máu ít, máu chỉ dính ở phân, trẻ vẫn hoạt động bình thường, da bé vẫn hồng hào…
Mức độ nặng: Bé đi ngoài ra máu nhiều, liên tục, phân chỉ toàn là máu và không cầm được máu, da bé nhợt nhạt đi nhiều và nhanh chóng, bé vật vã… Lúc này cần đưa bé đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể cầm máu cho bé.
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ các biểu hiện cùng với đi ngoài ra máu vì điều này giúp các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân dễ dàng hơn. Một số biểu hiện cần chú ý: sốt (vì có thể gợi ý trẻ có nhiễm khuẩn), đau bụng, nôn trớ (vì có thể liên quan đến chứng lồng ruột, xoắn ruột, thủng ruột…).
Đặc biệt, cần lưu ý xem trước đó bé có bị táo bón hay không bởi bé đi ngoài ra máu cũng có thể do bé táo bón, mỗi lần đại tiện bé rất đau vì bị nứt kẽ hậu môn.
4. Phòng ngừa đi ngoài ra máu ở trẻ
Từ khi mang thai, người mẹ phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng để cơ thể bé hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, điện giải và vitamin, phát triển khỏe mạnh. Sau khi sinh, cần tiêm ngay vitamin K để phòng chống xuất huyết ở trẻ.
Cần áp dụng cho bé chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ. Thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Khuyến khích bé tăng cường hoạt động thể chất để kích thích hệ tiêu hóa.
Tập cho bé thói quen đi tiêu hàng ngày, tránh tình trạng bé nhịn đi cầu vì táo bón. Cần khéo léo tìm hiểu xem bé có nhịn đi tiểu ở trường không, bởi không ít trẻ nhỏ rất “ngại” đi vệ sinh ở trường do sợ cô giáo la mắng hoặc do nhà vệ sinh không sạch sẽ như ở nhà.
Nếu điều này trở thành thói quen, bé sẽ dễ mắc bệnh đường ruột dẫn đến việc đi tiêu ra máu. Hướng dẫn bé giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh khi ăn uống để tránh nhiễm các vi khuẩn đường ruột.
Hãy khuyên bé tuyệt đối không được ăn thức ăn đường phố vì đó là một trong những “con đường” đưa vi khuẩn vào bụng nhanh nhất.
5. Bé 5 tháng tuổi bị đi ngoài ra máu phân sống có sao không?
Hỏi: Gửi bác sỹ! Con trai tôi được 5 tháng tuổi, mỗi ngày đi cầu khoảng 3, 4 lần, phân sống và có nhiều chất lấm tấm mầu tím như máu đông…. Hiện tôi rất lo về tình trạng của cháu, rẩt mong bác sỹ cho tôi lời khuyên, tôi có phải đưa cháu đi bệnh viện ngay không? Xin cám ơn!
Trả lời của bác sĩ nhi khoa: Đối với con trẻ, thông qua việc quan sát phân, nguời mẹ có thể đánh giá được phần nào tình trạng sức khỏe của bé.
Phân su: là cách gọi lứa phân đầu tiên mà trẻ thải ra trong vòng 24 giờ sau khi chào đời. Phân su thường có màu xanh đen, dính, không mùi.
Trẻ sơ sinh thường đi ngoài rất nhiều lần trong ngày, trung Bình khoảng 3-5 lần/ ngày. Bé bú bình có phân sền sệt màu vàng kim hoặc vàng nâu, mùi chua. Đối với những bé ăn Sữa ngoài thì phân đặc hơn và có mùi thối.
Khi đến tuổi ăn dặm, những loại thực phẩm mà bé ăn vào cũng ảnh hưởng tới phân của bé. Bé ăn thịt thì phân tối màu hơn, ăn củ cải đỏ, cà rốt… thì phân có màu hồng sẫm, ăn rau thì phân lại sáng màu…Bé ăn những thức có chất sắt sẽ đi ngoài ra phân màu đen, hoặc những bé ăn Sữa bò làm cho phân có màu xám.
Một số dấu hiệu đi ngoài sau đây có thể giúp bạn nhận biết được con mình có bị bệnh hay không.
- Bé đi ngoài ít, phân xanh sẫm, hơi nhầy, đồng thời trẻ quấy Khóc khi ăn thì có thể do bé bị đói.
- Phân màu trắng, nhạt: gan của trẻ có vấn đề hoặc trẻ sơ sinh bị tắc ống mật.
- Phân nhầy, màu xanh: thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Cũng có thể nguyên nhân là do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.
- Phân loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy, bé đi 3,4 lần/ ngày: bạn nên kiểm tra xem có phải do bé bị lạnh bụng khi ngủ không.
- Phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: có thể là do trẻ ăn quá nhiều.
- Bé đi ngoài phân sống, có bọt: do ăn nhiều chất đường và chất bột.
- Bé đi phân lỏng toàn nước, khoảng 10 lần trở lên trong 1 ngày: nên đưa trẻ đi khám xem có phải bị ngộ độc thức ăn hay không.
- Phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày kèm theo Nôn trớ: bé có thể bị bệnh tả.
- Nếu bé đi ngoài nhiều lần, phân nước có lẫn chất nhầy, bé Nôn nhiều và Khóc thét từng cơn thì có thể do bị lồng ruột.
- Bé đi tiêu khó, phân cứng và ít là do bé đang bị táo bón.
Đặc biệt, nên chú ý tới trường hợp bé đi ngoài ra máu:
- Trẻ bị lồng ruột thường có biểu hiện đi tiêu ra máu tươi cùng với việc Nôn trớ, Khóc thét từng cơn.
- Bệnh lỵ cũng có thể khiến cho phân bé có lẫn máu và mủ. Trẻ đi tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng có máu nhưng vẫn có biểu hiện phải rặn khi đi.
- Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu còn do bé bị chảy máu đường mật, pô-lyp trong ruột…
Nói chung, nếu như bé yêu của bạn đi ngoài có phân không bình thường và bạn cảm thấy lo ngại khi bé đi quá nhiều lần, có máu và hay quấy khóc thì nên đưa con đến cơ sở ý tế để được khám chữa cụ thể.