1. Những bệnh về da trẻ em thường gặp và cách nhận biết
1.1 Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Những bé còn mặc tã, nhất là trẻ sơ sinh, thường dễ bị hăm da vùng mặc tã, như ở mông, dưới háng,… Ở vùng bị hăm, trẻ nổi các dải mụn đỏ li ti, gây ngứa ngáy và cực kỳ khó chịu, khiến bé hay quấy khóc. Loại bệnh da trẻ em này cần được vệ sinh sạch sẽ, giữ nơi bị hăm khô thoáng, tránh để bé gãi làm nhiễm trùng nặng hơn.
1.2 Bệnh da trẻ em chốc lở
Đây là loại bệnh da liễu thường gặp nhất ở độ tuổi trẻ mẫu giáo. Dấu hiệu nhận biết bệnh bao gồm da bé bị viêm, sưng đỏ, nổi lên thành mụn nước. Chúng rất dễ vỡ và tạo thành những vết sừng vàng nâu. Các nốt mủ này có thể lây lan khắp cơ thể, chủ yếu vẫn là khu vực xung quanh miệng, mũi.
caption alignnone”>
Trẻ dễ bị chốc lở da ở miệng khi thời tiết giao mùa. Ảnh: Internet
1.3 Trẻ mọc mụn cóc
Mụn cóc là bệnh trẻ em thường gặp có khả năng lây lan do virus papilloma gây nên. Thông thường, bệnh sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp các mụn cóc còn tồn tại lâu dài trên da bé, có thể loại bỏ bằng cách đốt laser hoặc đốt lạnh. Mụn cóc gây vấn đề về thẩm mỹ, chứ không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
1.4 Bệnh rôm sảy ở trẻ
Rôm sảy có dấu hiệu nhận biết là những đốm đỏ nhỏ, xuất hiện thành dải trên đầu, cổ, vai. Nguyên nhân thường do bé bị tắc ống dẫn tuyến mồ hôi. Tại nhà, bố mẹ có thể sử dụng phấn rôm thương hiệu an toàn để điều trị cho bé.
1.5 Bệnh da trẻ em nổi mề đay
Nguyên nhân trẻ nổi mề đay là do phản ứng da quá nhạy cảm, gen di truyền, dị ứng với thức ăn, thời tiết,…Dấu hiệu để nhận biết khi bé nổi mề đay là, trên da nổi các nốt đỏ phù có màu hồng. Chúng đột ngột xuất hiện ở khu vực da bất kì trên người trẻ, rất ngứa, có thể lan khắp cơ thể. Thậm chí, có thể gây khó thở, dẫn đến tình trạng nguy hiểm.
Dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ. Ảnh: Internet
1.6 Bệnh chàm ở trẻ
Bệnh chàm ban đầu có biểu hiện là những đốm đỏ nhỏ li ti xuất hiện trên má của trẻ từ 3 tháng trở đi, sau đó có thể lan rộng ra ở khu vực cằm, trán bé. Các đốm mụn này có thể bị vỡ, làm khu vực da nơi đó bị viêm đỏ, chảy dịch, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Thế nên, bố mẹ cần lưu ý giữ da con sạch sẽ để tránh những biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm.
1.7 Bệnh ban đỏ trẻ em
Ban đỏ trẻ em có những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với những loại bệnh khác mà có triệu chứng nổi nốt ban trên người. Ở trẻ mắc bệnh ban, lúc đầu sẽ có biểu hiện sốt nhiệt độ nhẹ, nổi ban đỏ trên mặt trong 1 đến 4 ngày, sau đó nhanh chóng lan rộng xuống khu vực cánh tay, chân, rồi đến toàn thân. Bệnh có thể tự hết, không cần điều trị.
1.8 Bệnh thủy đậu trẻ em
Thủy đậu là bệnh da trẻ em có triệu chứng ban đầu là nổi những bọng mủ trên da, toàn thân, kèm theo một số triệu chứng như sốt nhiệt độ cao, cơ thể mệt mỏi, kém ăn, hoặc mất hứng thú ăn uống. Bệnh thường nhẹ và không gây biến chứng, trẻ có thể được điều trị và chăm sóc cẩn thận tại nhà.
Thủy đậu gây nổi ban bệnh da trẻ em. Ảnh: Internet
1.9 Bệnh da trẻ em dị ứng cơ địa
Trẻ nổi dị ứng khi tiếp xúc với thức ăn, hóa chất, đồ dùng,…có chứa chất gây dị ứng. Triệu chứng ở trường hợp nặng nhất là xuất hiện các nốt mủ sưng rộp lên trên da. Bệnh có thể được điều trị bằng cách bôi thuốc mỡ, kem đặc trị giúp giảm sưng và giảm triệu chứng.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh da ở trẻ
Vào các giai đoạn thời tiết giao mùa, vi khuẩn, siêu virus thuận lợi sinh sôi nảy nở. Với khả năng miễn dịch còn non yếu, sức đề kháng chưa hoàn thiện, đây chính là điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây nên những bệnh da liễu thường gặp.
3. Cách phòng ngừa bệnh da trẻ em mẹ cần biết
- Rèn cho bé thói quen tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, làm sạch và lau khô da để tránh các bệnh nhiễm trùng.
- Bổ sung cho bé chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường các loại rau củ quả tươi. Nhằm cho bé hấp thụ nhiều loại vitamin, khoáng chất khác nhau, tăng miễn dịch, sức đề kháng chống bệnh da trẻ em, cũng như các loại bệnh khác.
- Tránh cho bé tiếp xúc với thú vật nuôi trong nhà, như chó, mèo,…Vì các loại vi khuẩn thường sống ký sinh trong lông chúng, dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ khi chơi đùa, tiếp xúc. Cần lưu ý cả các loại thú bông nữa.
- Khi bé mắc bệnh về da, cần đến bác sĩ khám để điều trị kịp thời. Với những tình trạng nhẹ, chỉ cần bôi thuốc mỡ tại nhà, cần hạn chế cho bé gãi ngứa, sờ tay vào vùng da nhiễm trùng.
Hạn chế cho bé tiếp xúc thú nuôi, vì lông chúng chứa nhiều vi khuẩn. Ảnh: Internet
9 loại bệnh da trẻ em được liệt kê trên đây đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, cũng không gây nên biến chứng về sau. Tuy nhiên, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ chăm sóc khi bé mắc bệnh da liễu, để các vùng da viêm nhiễm không bị nhiễm trùng nặng hơn. Bằng cách dạy con tập rửa tay mỗi ngày, ăn uống đủ chất, khẩu phần hợp lý, tránh cho tiếp xúc với các thú cưng trong nhà, thú bông đồ chơi,… là bố mẹ có thể giúp bé phần nào phòng ngừa được các bệnh da liễu thường gặp.