Thuốc chống buồn nôn
Tuyệt đối không cho bé uống thuốc chống buồn nôn nếu chưa được bác sĩ cho phép. Hầu hết những cơn nôn khá ngắn, và trẻ thường tự hết nôn mà không cần bất kỳ loại thuốc nào. Ngoài ra, các loại thuốc chống buồn nôn có rủi ro và biến chứng cao. Nếu con bạn nôn và bắt đầu bị mất nước thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý.
Thuốc theo đơn của bé khác hoặc bệnh khác
Thuốc theo đơn cho những đứa trẻ khác (như anh chị em ruột) hoặc để điều trị các bệnh khác có thể không hiệu quả hoặc thậm chí nguy hiểm khi cho bé uống. Hãy cho bé uống thuốc được kê riêng theo bệnh của bé.
Aspirin
Aspirin cũng là loại thuốc không cho trẻ uống, trừ khi được hướng dẫn bởi bác sĩ. Aspirin có thể làm cho trẻ mắc hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cho trẻ.
Mẹ nên đọc kỹ nhãn thuốc (Aspirin đôi khi được gọi là “Salicylate” hoặc “Axit acetylsalicylic”), và hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc loại thuốc đó có Aspirin hay không.
Nếu bé bị sốt và khó chịu, hãy hỏi bác sĩ về việc cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen – nhưng đừng bao giờ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống ibuprofen.
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng không nên cho trẻ uống thuốc ho và thuốc cảm không qua kê đơn. Nghiên cứu cho thấy những loại thuốc này không thực sự giúp làm dịu các triệu chứng ho và cảm ở trẻ em. Thậm chí có thể có hại, đặc biệt khi trẻ được cho uống thuốc quá liều.
Ngoài tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc mất ngủ, đau bụng, và phát ban hoặc nổi mẩn, bé có thể phải chịu các ảnh hưởng nghiêm trọng khác như tim đập nhanh, co giật và thậm chí tử vong. Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em phải cấp cứu do uống quá nhiều thuốc ho và thuốc cảm.
Thuốc dạng kẹo nhai
Viên nén nhai được hoặc các loại thuốc ở dạng kẹo nhai có thể dẫn đến nguy cơ gây ngạt thở ở trẻ sơ sinh. Nếu bé đã bắt đầu ăn và bạn muốn cho bé uống thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ có nên nghiền ra và ăn chung với thức ăn mềm như sữa chua không. (Tất nhiên, bạn sẽ phải chắc chắn rằng bé ăn hết để đủ liều.)
Acetaminophen quá liều
Một số loại thuốc có chứa acetaminophen để giảm đau và sốt, vì vậy hãy cẩn thận không để cho bạn uống quá liều acetaminophen khi dùng nhiều loại thuốc kết hợp. Nếu bạn không chắc về thành phần của thuốc, không cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen cho đến khi bạn nhận được sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thuốc hết hạn
Hãy vứt tất cả mọi loại thuốc ngay khi nó hết hạn. Cũng vứt các loại thuốc bị đổi màu hoặc bị bở – về cơ bản là những thuốc khác hẳn lúc bạn mua. Sau khi hết hạn, thuốc có thể không còn hiệu quả và thậm chí có thể gây hại.
Xi-rô ipeca
Xi-rô ipeca gây nôn mửa, và các chuyên gia đã tư vấn cho phụ huynh rằng nên thủ sẵn một chai đề phòng trường hợp bị ngộ độc, đây là loại thuốc không cho trẻ uống . Các bác sĩ không còn khuyên dùng xi-rô ipecac nữa vì không có bằng chứng cho thấy nôn giúp trong điều trị ngộ độc. Ngoài ra, xi-rô ipecac có thể hại nhiều hơn lợi nếu trẻ nôn sau khi ăn phải chất kiềm hoặc chất hữu ích nào đó, chẳng hạn như than hoạt tính. Than hoạt tính là liều thuốc lý tưởng để điều trị ngộ độc ở trẻ em, mặc dù chỉ có chuyên viên y tế mới có thể cung cấp cho con bạn.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng hãy vứt tất cả xi-rô ipeca bạn có và cho biết cách tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thuốc là giữ các chất có hại trong tủ khóa hoặc ngoài tầm nhìn.
Thuốc dành cho người lớn
Cho bé uống liều nhỏ thuốc dành cho người lớn cũng rất nguy hiểm. Hơn nữa hãy cẩn thận với lượng thuốc bạn cho con uống. Nếu nhãn thuốc không chỉ rõ liều lượng thích hợp cho trọng lượng và tuổi của con bạn thì không nên cho bé uống thuốc đó.