Đưa trẻ khám răng lần đều tiên khi bé 1-2 tuổi
Khoảng thời gian bé đón sinh nhật đầu tiên đến sinh nhật hai tuổi, đó chính là thời điểm thích hợp để bạn đưa bé đến nha khoa kiểm tra răng miệng. Thực tế là ngay từ lúc bé mọc chiếc răng đầu tiên, bé đã đối mặt với nguy cơ bị sâu răng do dùng sữa, thức ăn dặm.
Khi bé bị chấn thương răng do hiếu động
Trẻ càng lớn, càng hiếu động. Vì vậy, bạn sẽ phải dần quen với chuyện bé bị ngã, hôm thì u đầu, hôm thì xước tay, hôm lại bầm tím chân. Và chắc hẳn sẽ không tránh khỏi trường hợp bé gặp chấn thương răng. Nhẹ thì mẻ, nặng thì gãy, lúc này mẹ chắc hẳn phải đưa bé đến gặp nha sĩ. Tuy nhiên, trước hết, mẹ lên thực hiện những thao tác sau: Cho bé súc miệng bằng nước ấm, dùng miếng gạc ướp lạnh đắp vào phần da ngoài ngay chỗ răng có vấn đề, tiếp theo đưa bé đến phòng khám nha khoa.
Một vết mẻ nhỏ dường như không có gì nghiêm trọng, nhưng nha sĩ sẽ phải kiểm tra xem chấn thương này có ảnh hưởng gì đến hệ thần kinh của bé, vì răng và các dây thần kinh có quan hệ “mật thiết”. Nếu nặng hơn là gãy răng, chắc hẳn bạn nên đưa bé đến gặp nha sĩ không cần đắn đo. Lúc này, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra liệu trong lợi còn lưu lại mảnh răng thừa nào gây cản trở cho sự phát triển của răng mới hay không.Mặc dù trẻ nhỏ sở hữu hàm răng sữa và những răng này sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ không cần lo lắng đến hàm răng của trẻ. Răng sữa bị sâu hay bị chấn thương do trẻ hiếu động đều có khả năng khiến trẻ bị tổn thương về mặt thẩm mỹ lẫn “thần kinh”. Vì vậy các mẹ hãy thật chú ý đến hàm răng của con và đưa con đến gặp nha sĩ đúng lúc.