Dịch sốt xuất huyết các năm trước đây chủ yếu diễn biến ở trẻ em, nhưng năm nay số ngưới lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập viện lớn hơn gấp nhiều lần các năm trước.
Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm?
- Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.
- Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.
- Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).
Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.
Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền nhận định.
Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày). Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.
Làm sao biết trẻ bị sốt xuất huyết?
Khi thấy những dấu hiệu sau:
- Sốt (nóng) cao 39-40 độ , đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền.
- Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng:
- Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm rải rác ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
- Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
- Đau bụng.
- Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:
- Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã
- Chân tay lạnh
- Tiểu ít
- Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.
Thực tế điều trị bệnh cho thấy, nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh sốt xuất huyết người lớn là tràn dịch màng phổi. Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM đã phải cấp cứu nhiều trường hợp sốt xuất huyết bị tràn dịch màng phổi mà nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc trị bệnh. Khi mới sốt, những bệnh nhân này đã yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới hoặc bác sĩ tư nhân truyền dịch, gây ứ nước trong cơ thể và dẫn đến tràn dịch màng phổi.
Đối với sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài thì việc điều trị phải được thực hiện theo đúng phác đồ. Hiện nay đã có phác đồ điều trị sốt xuất huyết cho người lớn. Đây là phác đồ chuẩn được áp dụng cho tất cả các nước có sốt xuất huyết trên toàn thế giới. Theo đó, nếu mới có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh chỉ cần đến các cơ sở tuyến đầu để được hướng dẫn cách điều trị tại nhà mà chưa cần đến bệnh viện. Tất cả các cơ sở tuyến đầu đều đã được tập huấn đủ khả năng để xử lý những trường hợp ở cấp độ nhẹ.
Khi điều trị tại nhà (sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2), người bệnh chỉ uống paracetamol để hạ sốt, ngoài ra không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước mát hoặc nước trái cây để giải nhiệt, tránh ăn những thức ăn khó tiêu. Sau 11 hoặc 12 ngày, nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi. Để đề phòng xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa, khi có dấu hiệu nghi ngờ, nên đến cơ sở y tế ngay.
Làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết?
Đưa trẻ đi khám bệnh ngay. Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau: