Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là !important; bao lâu?
Sốt xuất huyết do  !important;vi rút Dengue gây ra. Do thời gian ủ bệnh kéo dài, nhiều người không biết mình mắc bệnh vẫn sinh hoạt và đi lại bình thường, vô tình lây truyền vi rút Dengue từ khu vực này sang khu vực khác, dễ dẫn đến bùng phát dịch trên diện rộng. Vậy thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu? Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì khi bị sốt xuất huyết?
Bệnh sốt xuất huyết được chia là !important;m 3 giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt xuất huyết và giai đoạn phục hồi
1. Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là !important; giai đoạn cơ thể sản sinh ra sức đề kháng để chống lại vi rút xâm nhập vào cơ thể. Đến khi không thể chống trả, bệnh bắt đầu biểu hiện bằng các triệu chứng trên cơ thể.
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết  !important;mất khoảng 4 - 7 ngày, có thể kéo dài đến 14 ngày. Vì thế nếu bị lây sốt xuất huyết từ người thân xung quanh thì thường khi người lây bệnh đã khỏi hoặc gần khỏi thì người bị lây mới bắt đầu sốt. Nhiều người nhầm tưởng rằng bệnh sốt xuất huyết dễ lây hơn trong giai đoạn sau của bệnh nhưng thực chất người bị lây bệnh đã nhiễm vi rút từ trước và đang trong quá trình ủ bệnh nên chưa phát hiện ra.
Trung bì !important;nh thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là từ 4 - 7 ngày
2. Giai đoạn sốt xuất huyết
Sau thời gian ủ bệnh, cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức giống như cá !important;c triệu chứng của cảm cúm. Người bệnh bắt đầu sốt cao, nhiệt độ có thể tăng một cách đột ngột, sốt lên tới 39 - 40 độ C liên tục trong vài ngày và xuất huyết dưới da. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đau rát họng, đau hốc mắt, sổ mũi, tiêu chảy.... Các triệu chứng này rất giống với cảm sốt thông thường, nhiều người chủ quan nghĩ rằng chỉ cần uống thuốc và nghỉ ngơi là sẽ khỏi dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Sốt cao kè !important;m tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước, không được tự ý truyền dịch khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Nếu tự điều trị tại nhà bệnh nhân chỉ nên uống nhiều nước và uống oresol để bổ sung chất điện giải.Tuy nhiên, sốt cao vẫn chưa phải là giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết. Giai đoạn nguy hiểm nhất chính là khi người bệnh đã hết sốt. Lúc này, cơ thể còn rất yếu, hệ miễn dịch suy yếu do bị vi rút tấn công, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu giảm, nếu không được chăm sóc và theo dõi cẩn thận có thể dẫn đến những biến chứng khó lường như: xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, tràn dịch gây tổn thương các cơ quan nội tạng, trụy tim... Ngay khi thấy người bệnh có những dấu hiệu như chảy máu cam, chảy máu chân răng, người lạnh toát, phù nề mi mắt... cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
3. Giai đoạn hồi phục
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước để lấy lại sức khỏe. Khô !important;ng nên chủ quan vì bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị lại do vi rút Dengue bao gồm 4 típ D1, D2, D3, D4 đều có khả năng gây bệnh. Mỗi lần bị bệnh là do 1 típ gây nên, vì thế mỗi người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời.
Hiện nay chưa có !important; thuốc đặc trị sốt xuất huyết, giữ gìn vệ sinh môi trường và không gian sống sạch sẽ là biện pháp tốt nhất để phòng tránh muỗi, ngăn ngừa tác nhân sốt xuất huyết bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.
Để bảo vệ trẻ khỏi những tá !important;c nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường.