1. Dỗ trẻ bằng kẹo, bánh ngọt, nước ngọt
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ ăn uống kém hẳn so với thường ngày nhưng cũng đừng vì thế mà các mẹ chiều theo sở thích của trẻ, dỗ trẻ ăn bằng các loại bánh, nước ngọt hoặc kẹo ngọt.
Những loại kẹo, bánh không chỉ khiến trẻ có cảm giác no ngang và không muốn ăn bữa chính mà còn có thể làm tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bậc cha mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, kể cả trong những ngày trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa nhằm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Hạn chế cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt cũng như các thức ăn chua, tiêu xay…
2. Tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo
Mẹ nào cũng sẽ rất xót xa khi con hệ tiêu hóa của con bị rối loạn, hệ quả kéo theo là con ăn uống kém, ăn vào là nôn ói. Cũng chính vì tâm lý đó nên có nhiều mẹ tăng cường bồi bổ, ép trẻ ăn bằng được các loại thực phẩm giàu chất béo, chất xơ, tinh bột…
Nếu có cho trẻ ăn chất béo, chỉ nên cho ăn một lượng rất ít, và hạn chế các món chiên ngập dầu, cũng như tránh thịt mỡ, ba rọi…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong suốt thời gian con trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ, tinh bột và đặc biệt là chất béo, dễ làm trầm trọng hơn tình trạng trẻ đang gặp phải.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mẹ nên ưu tiên cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn những loại đạm động vật mềm từ cá, trứng, thịt gia cầm… Rau củ nên ăn rau nấu chín, tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống và một số loại rau củ khó tiêu như cà tím, cà rốt, bắp cải, bông cải, cà tím… Còn về trái cây, nên ưu tiên dùng nước ép trái cây, trái cây mềm.
3. Tăng khẩu phần ăn để giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên ép bé bị rối loạn tiêu hóa ăn quá nhiều lần, và quá nhiều thức ăn trong mỗi bữa.
Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa là chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 4-5 bữa mỗi ngày, để tránh áp lực cho hệ tiêu hóa, làm tăng nặng tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
Bên cạnh đó, mẹ cần giảm số lượng thức ăn trong mỗi bữa của trẻ. Về cách chế biến, các mẹ nên ưu tiên nấu các món ăn nước, nấu hầm mềm trẻ dễ ăn lại dễ tiêu hóa.
Đây cũng là cách giúp trẻ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn ói, chướng bụng và trẻ cũng sẽ ăn ngon miệng hơn.
Vitamin C từ trái cây đã được chứng minh có khả năng làm êm dịu đường ruột, giúp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh chóng lành bệnh.
Ngoài các bữa ăn chính, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm 2-3 bữa phụ bằng sữa chua, sữa tách béo, ít ngọt hoặc các loại trái cây giàu vitamin C nhưng không có vị chua nhiều như ổi, xoài chín, táo…
4. Cho trẻ uống nhiều sữa
Sữa là thức uống ngon và bổ dưỡng, rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Sữa cung cấp nhiều năng lượng, chất đạm, chất béo, chất đường cùng các loại acid amin, một số vitamin và khoáng chất.
Các chuyên gia dinh dưỡng lý giải, ngoại trừ sữa mẹ thì những loại sữa khác thường khó tiêu hóa và dễ gây tiêu chảy hơn cho trẻ, nhất là những trẻ đang có vấn đề về tiêu hóa. Cụ thể, trong mỗi 100ml sữa thì thành phần chất béo chiếm khoảng 4-5gr và chủ yếu là chất béo “no”, khó tiêu.
Tuy nhiên, các mẹ đừng nhầm lẫn rằng, trẻ chỉ cần uống nhiều sữa là đủ dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày, nhất là những trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa hành hạ.
Do đó, các mẹ nên đa dạng nguồn dinh dưỡng cho trẻ từ thực phẩm, rau củ quả… Mẹ vẫn có thể cho trẻ mắc rối loạn tiêu hóa uống các loại sữa và ăn một số chế phẩm từ sữa đã được loại bỏ bớt thành phần chất béo (khoảng 1-2gr) và ít đường.