1. Bệnh phỏng dạ trẻ em là gì?
Nhiều người thắc mắc, bệnh phỏng dạ trẻ em có phải là bệnh thủy đậu hay không. Và câu trả lời là đúng như vậy. Bệnh phỏng dạ và thủy đậu thực chất đều là tên gọi của một bệnh.
Phỏng dạ là từ địa phương mà người dân Bắc hay dùng, giống như người miền Nam gọi là trái rạ vậy. Đây là loại bệnh do virus gây nên, với những dấu hiệu đặc trưng là phát ban đỏ rất ngứa, là là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
Bệnh phỏng dạ ở trẻ thường nhẹ, nhưng có nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm phổi do vi khuẩn.
Bệnh phỏng dạ trẻ em là thuật ngữ địa phương cho bệnh thủy đậu. Ảnh: Internet
2. Nguyên nhân gây bệnh phỏng dạ?
Thủy đậu, hay phỏng dạ, là do virus herpes varicella-zoster gây ra. Nó lây lan qua những giọt nước bọt từ hắt hơi hoặc ho, hoặc khi tiếp xúc với quần áo, khăn trải giường của người bị nhiễm bệnh.
Các triệu chứng khởi phát từ 10 – 21 ngày sau khi tiếp xúc. Thời điểm căn bệnh này dễ lây lan nhất, là vào khoảng 1 – 2 ngày trước khi phát ban xuất hiện, và cho đến khi phát ban hoàn toàn khô và đóng vảy.
3. Các triệu chứng của bệnh phỏng dạ ở trẻ em là gì?
Triệu chứng đặc trưng của bệnh phỏng dạ trẻ em là phát ban rất ngứa, lây lan từ thân đến cổ, mặt và chân tay. Kéo dài từ 7 đến 10 ngày, phát ban phát triển từ mụn đỏ đến mụn nước chứa mủ. Chúng rất dễ vỡ và đóng thành vảy. Các vết loét cũng có thể xuất hiện trong miệng, trên da đầu, xung quanh mắt hoặc trên bộ phận sinh dục, và có thể rất đau đớn.
Chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi lan ra khắp toàn thân của trẻ. Khoảng 2 tuần sau, các triệu chứng thường tự biến mất, bệnh sẽ hết khi các nốt ban khô lại.
Tuy nhiên, virus gây mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong cơ thể bé ít nhất 1 ngày trước khi các nốt ban hoàn toàn lành lại. Thế nên, vẫn phải cách ly bé cho đến khi hoàn toàn hồi phục hẳn.
Các nốt ban phỏng dạ trên người bé. Ảnh: Internet
4. Các phương pháp điều trị bệnh phỏng dạ trẻ em là gì?
Bệnh phỏng dạ rất dễ lây. Hãy giữ con bạn ở nhà, cho đến khi tất cả các mụn nước đã vỡ và bị khô lại thành vảy sừng. Hầu hết các trường hợp phỏng dạ đều không cần điều trị, đôi khi chỉ điều trị các triệu chứng.
Thuốc kháng vi-rút aciclovir theo toa có hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian triệu chứng thủy đậu, và có thể được khuyến cáo cho những người bị thủy đậu. Chẳng hạn như phụ nữ mang thai, những người bị suy yếu hệ miễn dịch, và người lớn đến cơ sở y tế để khám và điều trị trong vòng 24 giờ sau khi phát ban. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị thuốc giảm đau không kê toa, và thuốc kháng histamine để giảm đau, ngứa và sưng.
5. Khi nào đưa bé đến bác sĩ khám?
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ bé mắc bệnh phỏng dạ, cần đưa bé đi khám ngay. Hoặc bé có những triệu chứng kèm theo như:
- Các nốt phỏng dạ gây đau rát, xung quanh có viền đỏ – đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng da do virus
- Trẻ vừa hết thủy đậu, nhưng sau đó lại xuất hiện các triệu chứng như sốt, nôn ói,… Khi này, đưa con đi cấp cứu ngay lập tức.
- Khi mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai, đứa bé trong bụng cũng có nguy cơ mắc bệnh, do đó, hãy đi khám bác sĩ ngay.
cần đưa bé đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường của phỏng dạ. Ảnh: Internet
Bệnh phỏng dạ trẻ em là thuật ngữ địa phương miền Bắc, dùng để gọi tên bệnh thủy đậu ở trẻ. Bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin khi bé khi đủ tuổi. Khi con mắc bệnh, hãy thực hiện chế độ chăm sóc phù hợp. Theo đó, cần cho con ăn thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, nghỉ ngơi ở phòng ngủ thoáng mát, thoải mái. Có như vậy, bé yêu mới nhanh chóng hồi phục, và trở lại đi học cùng bạn bè. Với bài viết trên, hy vọng bố mẹ có thêm hiểu biết về căn bệnh này, để tự tin nuôi con khỏe mạnh hơn!