Đầy hơi, khó tiêu
Trong quá trình ăn uống, không khí sẽ theo thực ăn vào dạ dày. Nếu trẻ ăn quá nhanh hoặc uống nhiều nước có ga, nhai kẹo cao su… chúng có thể nuốt thêm không khí. Đây là lý do gây đau tức dạ dày, đầy hơi và khó tiêu hóa thức ăn. Nếu trẻ thường xuyên bị đau bụng đầy hơi, mẹ hãy cho con đi khám để chắc chắc con không gặp phải tình trạng nguy hiểm nào.
Trào ngược dạ dày
Nếu thường xuyên ợ hơi, ợ chua hoặc bị ợ nóng, trẻ có thể đang bị trào ngược dạ dày. Điều này xảy ra khi thức ăn từ dạ dày trào lên thực quản. Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá gần giờ đi ngủ sẽ làm tình trạng này tồi tệ hơn. Mẹ nên cho trẻ ăn các bữa nhỏ hơn và chia thành nhiều bữa trong ngày.
Nhiễm khuẩn
Vi khuẩn và virus có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Trẻ em có thể bị bệnh từ các loại thức ăn chưa được rửa sạch hoặc chế biến không đúng cách. Nhiễm khuẩn có thể gây đau dạ dày, sốt, nôn mửa, tiêu chảy. Virus cũng có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác. Mẹ cần rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, thực hiện an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi để bảo vệ trẻ khỏi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Tiêu chảy
Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn ba lần một ngày thì dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy cso thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, di ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, sử dụng kháng sinh… Tiêu chảy thường hết trong 1-2 ngày. Trong trường hợp kéo dài hơn, mẹ nên đưa trẻ đi khám và có biện pháp bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
Táo bón
Táo bón chủ yếu là do chế độ ăn thiếu chất xơ gây ra. Trẻ em có thể bị táo bón khi không đi vệ sinh mỗi ngày, không uống đủ nước, không chịu ăn rau xanh, hoa quả hoặc ăn quá nhiều sản phẩm từ sữa. Nhiều mẹ thường chủ quan trước tình trạng táo bón của trẻ, cần lưu ý đưa con tới cơ sở y tế khi táo bón kéo dài hơn một tuần và có các triệu chứng sốt, nôn mửa, phân có máu.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích có thể gây đau bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Trẻ bị hội chứng này thường đau dạ dày ít nhất một ngày một tuần trong nhiều tháng liền. Hội chứng ruột kích thích có thể điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc, men vi sinh, thay đổi chế độ ăn uống và kiểm soát căng thẳng.
Không dung nạp lactose
Khi trẻ hay bị đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa là dấu hiệu trẻ không thể dung nạp lactose. Tình trạng này có thể được cải thiện dần dần nếu mẹ kiên trì bổ sung men vi sinh hàng ngày cho trẻ.