Nên dạy trẻ tập nhai sớm nhưng cần đúng cách và theo hướng dẫn để đảm bảo tốt nhất cho hệ tiêu hóa
Do đường tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên khi mới bắt đầu ăn sam (ăn dặm), chúng ta phải cho trẻ ăn thức ăn lỏng, thức ăn mềm. Tuy nhiên khi trẻ lớn hơn, đã mọc răng thì cần dạy trẻ tập nhai. Trẻ bình thường bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6, đến 1 năm trẻ có 8 răng cửa, đến 2 tuổi có 20 răng sữa (trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm). Nếu không tập cho trẻ sớm ăn nhai sẽ không tạo được cho trẻ cảm giác ngon miệng, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Dạy trẻ tập nhai sẽ tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn giúp bé cân bằng dưỡng chất khi đưa vào cơ thể một cách tốt nhất mà cha mẹ nên biết
Việc xay, nghiền nhỏ thức ăn chỉ tốt cho trẻ trong năm đầu, lúc chưa có răng hay răng còn ít. Khi trẻ đã mọc răng thì điều này sẽ không tạo được cho trẻ cảm giác ngon miệng cũng như ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu của trẻ.
Vấn đề nhai đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tiêu hóa của mọi thức ăn, vì các men tiêu hóa chỉ có tác dụng trên bề mặt của các phần tử thức ăn. Sự nghiền thức ăn thành các phần tử nhỏ rồi trộn lẫn với nước bọt sẽ giúp thức ăn vận chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa và các men tiêu hóa dễ hòa trộn vào thức ăn.
Dạy trẻ tập nhai sẽ kích thích sự bài tiết các men tiêu hóa, kích thích sự bài tiết nước bọt ở miệng, mà trong nước bọt có men ptyalin, có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường maltose; Kích thích bài tiết dịch vị ở dạ dày, trong đó có men pepsin, có tác dụng tiêu hóa chất đạm. Dưới tác dụng của men pepsin, phân tử chất đạm được cắt thành những chuỗi ngắn. Ngoài ra, men pepsin còn giúp tiêu hóa các sợi collagen, là một thành phần của mô liên kết nằm giữa các tế bào của thịt. Chỉ khi các sợi collagen đã được tiêu hóa thì các men tiêu hóa mới thấm được vào trong tế bào thịt để tiêu hóa.
Ngoài các men tiêu hóa, dịch vị còn có một thành phần rất quan trọng là acid clohydric, có vai trò tạo môi trường acid thuận lợi cho men pepsin (men tiêu đạm) hoạt động, có tác dụng sát khuẩn (tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn, thủy phân cenlulose của thực vật (chất xơ trong các hạt, rau, củ, quả). Sau khi tiêu hóa tại dạ dày, thức ăn được chuyển xuống ruột. Tại ruột, nhờ có men tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và muối mật sẽ giúp tiêu hóa nốt các thành phần của thức ăn đến giai đoạn cuối cùng.
Nhờ các men tiêu hóa của dịch vị, dịch tụy, dịch ruột và muối mật mà các thức ăn là chất đạm, chất béo, chất bột được tiêu hóa thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được, đó là các acid amin, acid béo, đường đơn.
Cách dạy trẻ tập nhai như thế nào cho tốt được thực hiện theo những hướng dẫn cũng như lưu ý cha mẹ cần biết bên dưới đây
Cách dạy trẻ tập nhai bắt đầu bằng việc cần làm là mẹ phải biết cho bé ăn dặm đúng cách. Trước hết là đúng tuổi (4-6 tháng), đúng tư thế (cho ngồi ăn) dù bé phun ra ngoài một nửa, đúng thức ăn (bột cháo không xay, chỉ băm nhuyễn). Các bà mẹ cần chế biến thức ăn có độ lớn, độ mềm thích hợp để dạy trẻ tập nhai.
Ngoài bữa ăn mềm (bột, cháo) cho bé một miếng bánh hay trái cây để dạy bé tập nhai. Bạn có thể cho bé nhón bằng tay những đồ ăn mềm như cà rốt thái bằng đốt ngón tay ninh dừ, súp lơ xanh cũng ninh nhừ… Hoặc mẹ có thể cho con tập nhai bánh quy dành cho trẻ em. Những loại này không gây nguy hiểm cho bé vì khi ngậm vào miệng một lát là tan ra rồi.
Một điều mẹ cần lưu ý nữa là không đút miếng quá to làm bé không thể nhai. Ban đầu, mẹ chỉ nên đút cho con thức ăn bằng nửa hạt ngô hoặc không to quá hạt đậu. Mới bước đầu có thể bé sẽ cảm nhận lợn cợn trong miệng và mẹ có thể nhai làm mẫu cho con ăn. Có thể lần đầu con sẽ ọe, nhưng sau một vài lần, con sẽ quen và biết nhai.
Với những bé có thói quen ăn ngậm, bạn không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa chính để bé đói. Bé đói quá nên phải nhai mà nuốt, sau đó nếu bé không ăn hết xuất hãy cho bé ăn bú phần còn lại đã xay để không lo thư thiếu dinh dưỡng.
Thay món cháo xay nhuyễn bằng các món cháo nấu với thịt, cá, tôm, rau…thái nhỏ hoặc cơm nát và nước rau. Tập cho trẻ tự cắn một số thức ăn mềm như: chuối, xoài, đu đủ, trứng luộc…
Đến bữa ăn, bạn có thể cho bé ngồi ăn cùng với mọi người trong gia đình. Ăn thử trước mặt bé để bé có cảm giác thèm ăn. Lấy thức ăn từ trong bát của bé, đưa lên miệng mẹ, làm động tác nhai và nuốt để bé bắt chước. Khi bé ăn, có biểu hiện nhai, mẹ nên khuyến khích bé nhai, khen bé nhai giỏi. Bằng cách trên bạn sẽ dạy con tập nhai nhanh chóng, hiệu quả.
Thông qua những thông tin hữu ích được cung cấp trên đây về cách dạy trẻ tập nhai sớm tốt cho hệ tiêu hóa, mong rằng sẽ giúp cha mẹ có định hướng tốt nhất trong cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
Một điều cha mẹ nên lưu ý rằng, nếu không tập cho trẻ sớm ăn nhai sẽ không tạo được cho trẻ cảm giác ngon miệng, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.