Hướng dẫn cha mẹ cá !important;ch xử trí khi trẻ co giật do sốt cao tại nhà
Sốt là !important; hiện tượng tăng nhiệt độ của cơ thể, khi nhiệt độ đo được ở nách trên 37,50C. Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ khi trẻ có bệnh, triệu chứng này cần được phát hiện sớm để cho trẻ dùng hạ sốt kịp thời. Sốt cao hơn 39,0C dễ gây co giật, đặc biệt là khi hơn 40,0C. Khi sốt cao hệ thần kinh dễ bị kích thích (đặc biệt ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, do não bộ của trẻ khi ấy chưa phát triển một cách toàn diện và có sự nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ trong cơ thể) nên nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến co giật. Co giật do sốt thường xảy ra ở những trẻ bị sốt virus, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa… Có khoảng 10% số trường hợp co giật do sốt có thể chuyển thành động kinh.
Khi co giật, trẻ có thể có các biểu hiện như nôn ói, trợn mắt, nghiến răng, sùi bọt mép, tím tái, mất ý thức, tay chân co quắp. Tuy nhiên đặc điểm của hầu hết các trường hợp sốt cao co giật ở trẻ nhỏ là thời gian xảy ra cơn giật thường ngắn dưới 5 phút.
Đứng trước tình trạng co giật, cha mẹ thường hay lúng túng, thiếu bình tĩnh, không biết cách xử trí. Do vậy việc hướng dẫn xử trí bước đầu cho trẻ co giật do sốt là rất cần thiết.
1. Cách xử trí tại nhà khi thấy trẻ co giật do sốt:
– Cho trẻ nằm nghiêng trái (dạ dày cong trái), để đờm rãi hay chất nôn chảy ra ngoài tránh sặc, không được gập cổ để đường thở thẳng cho trẻ dễ thở.
– Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo nếu trẻ đang mặc nhiều quần áo.
– Cho trẻ dùng hạ sốt bằng thuốc hạ sốt đặt hậu môn (Efferalgan viên đặt hậu môn) với liều 10-15mg/kg/1 lần nếu trẻ sốt hơn 38,0C.
– Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ.
– Chườm nước ấm cho trẻ ở trán, nách, bẹn giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.
– Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát và tìm nguyên nhân gây bệnh.
2. Những điều không nên làm khi trẻ co giật do sốt:
– Không nên cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì kể cả thuốc hạ sốt vì khi đó trẻ mất ý thức không thể nuốt được, rất dễ sặc.
– Không nên cho tay vào miệng trẻ để tránh biến chứng cắn vào lưỡi của trẻ vì lưỡi của trẻ to và ngắn hay bị đẩy tụt ra sau nên ít khi trẻ bị cắn vào lưỡi như người lớn. Đưa tay vào miệng trẻ còn gây ra hậu quả không tốt như chảy máu tay, tổn thương niêm mạc miệng, không đảm bảo vệ sinh…
– Không nên ôm hay giữ chặt tay, chân trẻ trong khi co giật vì làm thế có thể gây gãy xương, chấn thương dây chằng, trật khớp.
– Không dùng cồn hay nước đá để lau, chườm cho trẻ.
3. Phòng cơn co giật do sốt cao:
– Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ.
– Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên trong những ngày trẻ ốm bằng cách cặp nhiệt độ (đặc biệt về đêm tránh ngủ quên).
– Cởi bớt quần áo, mặc quần áo mỏng dễ thoát nhiệt, không ủ ấm hoặc bọc kín trẻ khi trẻ sốt.
– Lau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 38,0C kẹp nách.
– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn, uống nước oresol, nước hoa quả để bù nước và tăng sức đề kháng cho trẻ .
– Đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, phát hiện nguyên nhân gây sốt và phòng tránh bị co giật.
– Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng dễ ăn: cháo, sữa… hoặc các món bé thích ăn để hồi phục sức khỏe.
– Chú ý khi khỏi bệnh cũng cần chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung các thực phẩm để cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng kết hợp vệ sinh răng miệng, mũi họng, vệ sinh cơ thể thường xuyên cho bé đặc biệt là các bé suy dinh dưỡng hoặc hay ốm để tránh lây bệnh.