1. Cách điều trị bệnh đái dầm ở trẻ em
Có hai hướng để điều trị đái dầm ở trẻ, một là điều trị về hành vi và hai là điều trị bằng hỗ trợ của thuốc.
Điều trị hành vi có thể xét đến các phương pháp sau:
- Hạn chế cho trẻ uống nhiều nước vào buổi tối để giảm lượng nước tiểu sản xuất trong lúc ngủ. Nhưng tất nhiên cần cho trẻ uống đủ nước vào ban ngày để tránh thiếu nước.
- Cho trẻ đi tiểu ở những khoảng thời gian nhất định trong đêm. Đánh thức trẻ và cho đi tiểu là phương pháp đơn giản để kiểm soát tình trạng đái dầm ở trẻ. Tuy nhiên, biện pháp đề xuất là phải để trẻ tự nhận thức được việc đi tiểu khi bàng quang đầy và biến nó thành thói quen.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước vào ban ngày và tập cảm giác khi bàng quang đầy nước tiểu tạo phản xạ đi tiểu chủ động.
- Không nên trách phạt hay khiến trẻ mặc cảm, tự ti vì việc mình đái dầm. Ba mẹ phải là người thường xuyên động viên và hỗ trợ trẻ khắc phục rắc rối mình đang gặp phải.
Ngoài việc điều trị bằng hành vi, bạn cũng có thể tham khảo các điều trị bằng thuốc với sự tham khảo và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ để tránh những tác động xấu. Nhưng quan trọng nhất là phải kết hợp giữa việc điều trị hành vi và sử dụng thuốc trong ngắn hạn để khắc phục tình trạng đái dầm cho trẻ.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm ở trẻ em
Đái dầm xuất hiện nếu trẻ không kiểm soát được một trong hai kỹ năng sau:
- Bàng quang sẽ gửi tín hiệu tới não báo hiệu túi chứa đã đầy, khi đó não sẽ phát lệnh cho bàng quang giãn ra để tiếp tục chứa thêm nước tiểu để giữ hiện trạng khô ráo đến sáng.
- Thứ hai, nếu bàng quang đã hết chỗ chứa, nó sẽ phát tín hiệu đến não khiến cơ thể thức dậy và đi vệ sinh.
Các nguyên nhân chính dẫn đến đái dầm ở trẻ có thể điểm danh như sau:
- Thứ nhất là do di truyền, dễ thấy nếu ba mẹ từng đái dầm khi nhỏ, nguy cơ đái dầm ở con sẽ được di truyền. Vì thế bạn đừng vội la mắng bé khi đó có thể là bé đang gặp phải tình trạng tương tự mình khi còn nhỏ.
- Thứ hai, dung tích bàng quang bị giảm. Về thể tích bàng quang ở những trẻ này vẫn bình thường tuy nhiên khả năng về dung tích chứa nước tiểu lại thấp hơn những trẻ khác. Do đó khả năng giữ nước tiểu qua đêm cũng thấp hơn và ngay cả ban ngày bé cũng phải đi tiểu thường xuyên hơn.
- Tiếp theo là do việc tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm. Não tiết ra một loại hóc môn là vasopressin với vai trò tiết chế sản xuất nước tiểu vào ban đêm để cơ thể ngủ tới sáng. Cơ thể sản xuất không đủ vasopressin sẽ gây ra đái dầm.
- Một số nguyên nhân khác cũng gây nên đái dầm là trẻ ngủ quá say không thể tỉnh giấc khi bàng quang đã đầy, táo bón cũng khiến bàng quang bị giảm dung tích. Các yếu tố tâm lý như chuyển chỗ ở, chuyển trường học, bị sốc tâm lý, lạm dụng tình dục…
3. Bệnh đái dầm ở trẻ em là gì?
Đái dầm là hiện tượng tiểu tiện không tự chủ của trẻ trong lúc ngủ. Đái dầm thường xuất hiện phổ biến nhất ở độ tuổi dưới 5 vì lúc này trẻ còn đang hoàn thiện khả năng kiểm soát bàng quang và đó không phải là điều đáng lo ngại. Khi lớn hơn, hiện tượng đái dầm ở trẻ cũng giảm dần và tự động biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên một số trẻ có thể sẽ bị đái dầm suốt đời nếu không được điều trị đúng.