1. Bồi bổ quá mức sau khi ốm: Nên hay không?
- Những trẻ sau khi ốm dậy thường bị sút cân, xanh xao và cơ thể rất yếu ớt. Tâm lý chung của các bậc phụ huynh là liền đi mua ngay những thực phẩm bổ dưỡng, tìm mọi cách nịnh nọt, dọa nạt bắt con ăn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, đây là sai lầm mà nhiều người hay mắc phải bởi họ không thực sự hiểu rõ tâm lý của trẻ mới ốm dậy.
- Bố mẹ cần hiểu rằng khi con trải qua một thời gian mệt mỏi, khó khăn để chống đỡ với bệnh tật thì các cơ quan chức năng của con vẫn còn khá yếu. Điều này đồng nghĩa rằng hệ tiêu hóa của trẻ cũng sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn, khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn hoặc không muốn ăn những thực phẩm khó tiêu hóa.
2. Cho con ăn đúng cách để nhanh phục hồi sức khỏe
Kiêng khem tùy từng bệnh:
Bố mẹ không nên kiêng khem quá mức dễ khiến con bị suy dinh dưỡng. Nhưng nếu trẻ bị tiêu chảy thì nên tránh xa các thức ăn chứa đường, nước ngọt có ga, thức ăn quá nhiều chất xơ, tinh bột nguyên hạt … sẽ gây khó tiêu. Những trẻ bị viêm nhiễm về hô hấp, sổ mũi thì mẹ chú ý vệ sinh mũi bằng nước muối cho con thường xuyên, hạn chế bật điều hòa lạnh hay để quạt hất thẳng vào người.
Chế độ dinh dưỡng:
Khi chăm sóc trẻ mới ốm dậy, nếu trẻ càng nhỏ mẹ càng nên xay nhỏ thức ăn hoặc giã nhuyễn. Nên chỉ cho ăn nước thịt, nước xương, rau thì giã nhỏ để bé vẫn có chất xơ. Muốn biết con đã ăn uống đúng chưa, mẹ chỉ cần theo dõi cân nặng của bé là biết. Nên hạn chế cho con ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay quá nhiều dinh dưỡng như tôm, cá, dầu mỡ,…
Trẻ bị ho nhiều, nôn ọe:
Khi bị bệnh trẻ có thể bị ho nhiều, thậm chí dễ nôn ọe khi vừa ăn xong. Bởi vậy để tránh tình trạng này bố mẹ nên chuẩn bị một cốc nước và cho bé uống vài thìa nước trước khi ăn. Sau đó, cho bé nằm sấp rồi vô lưng nhằm giúp cho con không bị đọng đờm.
Uống nhiều nước:
Mẹ có thể cho con uống nước lọc, nước hoa quả, sữa … vừa để bổ sung dưỡng chất vừa giúp cơ thể không bị thiếu hụt nước. Cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ bắt hay đau đầu thường bắt nguồn từ việc thiếu nước trong cơ thể.
Chia nhỏ bữa ăn:
Tuy nhiên, không được để cho con đói hoặc sụt cân. Thay vì cho con ăn nhiều vào một bữa thì hãy tăng số bữa trong ngày của bé lên và giảm lượng thức ăn đi. Mẹ có thể ăn các bữa ăn cách nhau 2 giờ, chuẩn bị sẵn các đồ ăn thêm như váng sữa, phô mai, hoa quả, sữa chua … để con ăn ở bữa phụ.
Nói không với thức ăn nguội, lạnh:
Tuyệt đối không cho con ăn thức ăn đã nguôn lạnh. Bởi những đồ ăn này sẽ không còn ngon và làm gia tăng nguy cơ viêm họng ở trẻ. Thêm nữa, khi cơ quan tiêu hóa hoạt động kém thì những đồ ăn lạnh sẽ gây khó khăn hơn trong việc xử lý đồ ăn, khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Nếu mẹ thấy con trở nên biếng ăn thì nên cho bé lượng thức ăn ít hơn thường ngày, không ép hay quát nạt bắt con ăn.