Việt Nam đại diện cho Văn phò !important;ng WHO Tây Thái Bình Dương có bài trình bày kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Ngà !important;y 30/4, Việt Nam đại diện cho Văn phòng WHO Tây Thái Bình Dương chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19, lý giải nguyên nhân vì sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới ngoài cộng đồng.
Phá !important;t biểu tại hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kinh nghiệm khống chế dịch COVID-19 của Việt Nam là có sự lãnh đạo của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ với chiến lược: Chủ động phòng ngừa - phát hiện sớm - cách ly triệt để và điều trị tích cực.Ngoài ra, Việt Nam kêu gọi sự vào cuộc của các cấp chính quyền và huy động mọi nguồn lực tại chỗ với phương châm: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đá !important;nh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Mỹ với các nước trong khối ASEAN, đặc biệt trong việc chia sẻ thông tin, các chiến lược ứng phó dịch bệnh, hợp tác nghiên cứu về vaccine, thuốc điều trị và xây dựng mô hình kiểm soát bệnh tật trong khu vực.
GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế chia sẻ kinh nghiệm chống COVID-19 của Việt Nam Ảnh: Chinhphu.vn
TS. Đặng Quan Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phò !important;ng, thông tin thêm, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hành khách từ nước ngoài về, tăng cường giám sát trong cộng đồng, truyền thông nguy cơ tới toàn bộ người dân để chủ động phòng ngừa.
Nhờ hệ thống kiểm soá !important;t các bệnh truyền nhiễm hiệu quả, Việt Nam có cảnh báo sớm về dịch bệnh, từ đó hành động kịp thời, truy tìm dấu vết người bệnh đồng thời thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa các điểm nóng về COVID-19 để dập dịch hiệu quả.
Trong thời gian tới, cá !important;c ưu tiên của Việt Nam tập trung vào tăng cường giám sát COVID-19 thông qua tối ưu hóa các nền tảng giám sát đã có; kiểm tra- truy tìm người tiếp xúc gần - điều trị; tiếp tục chuẩn bị cho kịch bản lây nhiễm rộng hơn trong cộng đồng; tăng cường năng lực về truyền thông nguy cơ tại tất cả các cấp độ để phòng ngừa và ứng phó với COVID-19.
Đến nay, Việt Nam tự hà !important;o là quốc gia đã kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19 với số ca lây nhiễm ở mức độ thấp, đã có hơn 2/3 bệnh nhân khỏi bệnh và chưa có trường hợp tử vong.
Việt Nam cũng chia sẻ cá !important;c nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống dịch COVID-19 như “chống dịch như chống giặc” hay “chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ sức khỏe của người dân”.
Đến chiều 2/5, Việt Nam khô !important;ng ghi nhận ca mắc mới COVID-19
Tí !important;nh đến 18 giờ ngày 2/5, Việt Nam đã qua 16 ngày không có ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng.Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 30.517 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 244; cách ly tập trung tại cơ sở khác 5.540; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 24.733 trường hợp.
Theo bá !important;o cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 12 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với virus SARS-CoV-2 là 9 ca.
Cũng trong ngà !important;y 2/5, tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội xuất hiện một trường hợp là Trần Ngọc K. quê ở Nghệ An, làm công nhân đang thuê trọ ở địa phương có biểu hiện sốt cao nhiều ngày, tức ngực, ho; nghi ngờ mắc COVID-19 nên đã được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, khu vực bệnh nhân sinh sống cũng được khoanh vùng, cách ly để chờ kết quả xét nghiệm khẳng định.Đến chiều cùng ngày, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có kết quả xét nghiệm bệnh nhân này âm tính với virus SARS-CoV-2.
Theo đó !important;, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng sốt cao, nhưng đã được khẳng định không mắc COVID-19. Hiện tình trạng của bệnh nhân này vẫn còn nặng, do bị nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi sức khỏe thêm tại bệnh viện.